Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc và sức khỏe

Tác dụng của thuốc đặt trong miệng

Thuốc đặt thường là dùng ở hậu môn, nhưng mới đây, tôi lại phải dùng thuốc đặt trong miệng nên rất băn khoăn về tác dụng của nó. Theo tôi được biết, thuốc chữa bệnh thường được dùng theo đường uống hoặc tiêm. Thuốc đặt thường là dùng ở hậu môn, nhưng mới đây, tôi lại phải dùng thuốc đặt trong miệng nên rất băn khoăn về tác dụng của nó. Xin hỏi, tác dụng của loại thuốc dùng trong miệng là thế nào? Nguyễn Văn Na (Quảng Ngãi) Thuốc đặt trong miệng được sử dụng bằng cách đặt ngay dưới lưỡi và chờ cho tan hoàn toàn. Cũng có khi thuốc được đặt ở mặt trong của má hoặc ở giữa nướu dưới và cằm. Những thuốc này sẽ được tan rất nhanh nhờ dịch niêm mạc miệng và được hấp thu nhanh chóng vào hệ tuần hoàn máu. Mục đích của dạng thuốc này là giúp cơ thể đáp ứng nhanh với thuốc khi cần sự can thiệp nhanh chóng. Thông thường, dược phẩm được bào chế dạng này là các viên nitroglycerin dùng cho bệnh nhân đau thắt ngực vì giúp mạch máu giãn nhanh chóng nhằm làm giảm áp lực cho tim. Những loại thuốc khác bao

Các thuốc không được dùng khi mắc sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm. Thuốc hạ nhiệt Chỉ dùng paracetamol:  Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15 g/ngày với người lớn) hoặc dùnglâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu.   Còn khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn (2 - 5 ngày để hạ sốt) thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15 mg/kg thể trọng (750 mg cho người 50kg). Một ngày: 2 - 3 lần (1.500 - 2.250 mg). Không được dùng aspirin:  Aspirin là yếu tố thúc đẩyhội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30 - 50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn).   Aspirin làm tăng độ acid (vốn thấp ở dạ dày trẻ), gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa. Không dùng kháng viêm không steroid:  Trên thị trường có các loại thuốc cấm bán không cần

Thuốc thảo mộc hỗ trợ điều trị suy tim

Tùy theo mức độ của suy tim mà y học có những biện pháp điều trị thích hợp, riêng đối với Đông y, có thể sử dụng một số bài thuốc sau. Theo y học hiện đại, suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động. Nguyên nhân do tổn thương nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh hẹp van động mạch phổi, hở van hai lá, hở van động mạch chủ… hoặc do các bệnh làm giảm tâm trương của thất.   Trong Đông y không có chứng suy tim, nhưng theo triệu chứng lâm sàng, loại bệnh này thuộc phạm trù của các chứng: tâm quý, chính xung, khái suyễn, đàm ẩm, thủy thũng, ứ huyết, tâm tý và được chia thành nhiều thể khác nhau.   Tùy theo mức độ của suy tim mà y học có những biện pháp điều trị thích hợp, riêng đối với Đông y, có thể sử dụng một số thảo dược để hỗ trợ chữa trị chứng bệnh này. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị suy tim từ thảo mộc để bạn đọc tham khảo. Chữa suy tim tro

Mặt trái của thuốc bổ

Thuốc bổ là tên gọi chung cho các thuốc mà thành phần của nó thường là các vitamin, chất khoáng, acid amin (hợp chất đơn giản do chuyển hóa chất đạm tạo thành)... Các thuốc này có tác dụng làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể, bồi bổ xương khớp, chống loãng xương. Với quan niệm, dùng thuốc bổ không “bổ dọc” thì cũng “bổ ngang”, nên nhiều người dùng thuốc vô tội vạ mà không biết rằng, thuốc bổ cũng nguy hại cho sức khỏe nếu dùng quá liều, dùng không đúng cách.   Các loại thuốc bổ   Thuốc chống ôxy hóa Loại thuốc này được nhiều người ưa chuộng nhất vì có tác dụng làm tăng tuổi thọ tế bào, lại phòng ngừa được các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn thị giác... Do trong thuốc có vitamin E và vitamin C, nên nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hậu quả là làm cạn kiệt vitamin A; hoặc gây khó khăn cho việc hấp thu vitamin D khi dùng quá liều vitamin E; gây viêm loét dạ dày, ruột, viêm bàng quang, ống tiết niệu khi dùng vit

Thuốc nào gây vô sinh?

Có rất nhiều thuốc kê toa có thể dẫn đến vô sinh nam giới, thường là tạm thời nhưng đôi khi vĩnh viễn. Thuốc viêm khớp, thuốc trầm cảm, thuốc cao huyết áp, thuốc cho các vấn đề tiêu hóa, thuốc kháng sinh và thuốc chống ung thư... có thể can thiệp vào tiến trình sản xuất tinh trùng, chức năng tình dục và xuất tinh. Dưới đây là một số dược phẩm phổ biến có thể gây rắc rối trong việc “nối dõi tông đường”. Cimetidin Cimetidin được dùng để điều trị chứng loét dạ dày và chứng trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc này có tác dụng làm giảm lượng axit có trong dạ dày, được dùng cho cả nam và nữ. Sử dụng quá thường xuyên cimetidin đều có khả năng tăng hàm lượng prolactin. Hậu quả là sẽ làm tăng khả năng vô sinh cho cả phụ nữ lẫn nam giới.  Ở nam giới, khi gia tăng prolactin sẽ làm giảm hàm lượng LH và testosterone, dẫn đến số lượng tinh trùng thấp hơn, giảm ham muốn tình dục và giảm chức năng tình dục, gây vô sinh. Nếu bạn đang sử dụng thuốc cimetidine để trị loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược, cần p

Thoát vị đĩa đệm, dùng thuốc gì?

Tôi 32 tuổi, vừa rồi có bê vật nặng sau đó bị đau lưng mãi không khỏi. Tôi đi khám bệnh, bác sĩ bảo tôi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thứ 5. Bác sĩ khuyên tôi cần được nghỉ ngơi và cần được điều trị bằng vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống. Nhưng nếu tôi theo phương pháp điều trị này thì sẽ phải nghỉ việc rất nhiều ngày. Tôi xin hỏi có loại thuốc nào để chữa bệnh này không? Trần Văn Dũng (Hà Nội)   Theo thư bạn kể thì có thể bạn bị thoát vị đĩa đệm do tư thế xấu trong lao động. Có lẽ bác sĩ khám cho bạn đã biết chấn thương của bạn như thế nào nên đưa ra lời khuyên lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần phải có thời gian và kiên trì thì bệnh mới khỏi được, nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.   Về thuốc điều trị thì bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam... uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý, các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới

Nấu long nhãn ra thuốc

Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi (thịt) của trái nhãn. Theo đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, ích trí. Chủ trị các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, tim hồi hộp, loạn nhịp, lo nghĩ quá nhiều, ăn uống, tiêu hoá kém. Dưới đây là một số cách chế biến món ăn cho dược thiện dễ làm từ long nhãn: Long nhãn ngâm rượu: long nhãn không giới hạn, ngâm vào rượu trắng khoảng 100 ngày, mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ, giúp chữa hoa mắt, chóng mặt. Cháo long nhãn hạt sen: long nhãn năm cái, hạt sen 15g, gạo nếp 30g. Nấu cháo ăn. Mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Món này giúp chữa suy nhược, thiếu máu. Long nhãn nấu đường: long nhãn tươi 300g, đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào chưng kỹ, để nguội cho vào lọ kín. Mỗi lần ăn 12 – 16g, ngày hai lần. Tác dụng bổ khí huyết, an thần. Long nhãn đậu ván: long nhãn 20g, đậu ván 60g, táo tàu 15 quả. Sắc uống, ngày một thang, trị chứng thiếu máu. Nước sắc long nhãn: long nh

Bài thuốc trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là chứng bệnh mà mọi người đều có thể mắc, nhưng thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh mang tính tổng hợp, phát triển chậm và từ từ, ngày càng có xu thế gia tăng, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tăng huyết áp, gồm nguyên nhân bên trong (nội nhân) và nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân). Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến: viêm thận, viêm đài bể thận, lao thận, nang thận, u ở tuyến thượng thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén. Các nguyên nhân bên ngoài phải kể đến: Do ăn uống: Do ăn nhiều các chất cay nóng, kích thích trong thời gian kéo dài như rượu, cà phê, thuốc lá hoặc chế độ ăn uống quá nhiều mỡ động vật, ăn mặn. Do căng thẳng thần kinh (do làm việc nghỉ ngơi không điều độ dẫn đến lo nghĩ, sợ hãi). Do các yếu tố môi trường: như quá nhiều tiếng động mạnh, tiếng ồn ào… Y học cổ truyền coi bệnh tăng huyết áp thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương thương cang. Căn

Sao lại phải dùng thuốc phiện?

Sao lại phải dùng thuốc phiện khi ngay trong cơ thể đã tự sinh thuốc phiện nội sinh. - Nghe có vẻ hấp dẫn đấy nhưng cần nói ngọn nguồn cho rõ. - Từ năm 1974, hai tác giả Scotland và hai tác giả Mỹ từ các nghiên cứu riêng biệt đã cùng tìm ra một chất chiết xuất từ tuyến yên và vùng dưới đồi của não cừu và não lợn, đặt tên là endorphin. Tên này là từ ghép: endo là viết tắt từ nội sinh - rphine viết tắt từ morphin (chiết xuất từ thuốc phiện). Morphin là thuốc giảm đau, hướng thần, chống shock… có tác dụng không thể thay thế trong y học. Có điều lí thú là con người lại tìm ra morphin từ cây anh túc hàng ngàn năm trước khi tìm ra nó có sẵn trong cơ thể. Endorphin có những công dụng sinh lí phong phú giúp cơ thể sống khỏe mạnh, yêu đời, sảng khoái. - Thế ra ông trời lại vẽ đường cho loài người nghiện ma túy à? - Ấy không, ông trời nhân từ nhưng rất nghiêm khắc, cho muôn loài một vị thuốc để chống lại những bất lợi cho sức khỏe, nhưng chính con người lạm dụng nó dẫn đến nghiện ngập. Cái gì dù

Có nên uống cây Diệp hạ châu trị mụn?

Em nghe nói loại cây này giúp trị mụn nhưng khi em uống thì mụn nổi nhiều hơn. Đó có phải là nổi mụn giải độc không ạ?   Em năm nay 24 tuổi, cách đây 2 năm mặt em tự nhiên nổi mụn đỏ li ti rất nhiều, em có đi khám da liễu vài lần nhưng không đỡ, em hay dùng đá chườm lên mụn cũng đỡ được gần 1 năm. Mà chườm đá cũng làm da xấu và bị tổn thương thì phải.   Nhưng gần đây do áp lực nhiều nên em thấy nổi mụn khá nhiều, em nghe người ta nói uống cây diệp hạ châu giúp trị mụn, em đang uống được gần nửa tháng thấy nổi mụn nhiều hơn không biết có phải là nó nổi mụn giải độc không ạ?   Em sắp đi làm thấy rất mất tự tin. Giờ em phải làm sao, có nên tiếp tục dùng đá chườm mụn và uống diệp hạ châu hay không ạ? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS!   (Phan Yen -  phanyen…@gmail.com )   Trả lời:   Em Yến thân mến, Theo Đông y, Diệp hạ châu vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Cây Chó Đẻ Răng Cưa còn có tác dụng bảo vệ gan cho những người uống nhiều

Lá chanh chữa ho

Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường... Chanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Nhân dân trồng chanh để lấy quả ăn và lá làm gia vị. Y học dân gian thường sử dụng quả, vỏ cành, lá và rễ cây chanh để làm thuốc. Bài viết xin giới thiệu vị thuốc từ lá chanh. Lá chanh không chỉ được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng mà còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi.   Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm. Chữa ho do lạnh: Lá chanh tươi 5g, gừn

Sự thật phía sau mỹ từ "thuốc ngoại"

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỉ lệ sử dụng thuốc ngoại trong điều trị ở BV, cơ sở KCB tuyến Trung ương chiếm gần 90% và tuyến tỉnh là hơn 66%.... Tỉ lệ cao như vậy nhưng thực tế có những loại thuốc của Hàn Quốc hay Ấn Độ, Bangladesh chất lượng cũng chỉ tương đương thuốc Việt Nam nhưng giá lại cao hơn gấp nhiều lần… Trao đổi về vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai-một người có nhiều kinh nghiệm trong điều trị phân tích: Tôi cho rằng thuốc nội hay ngoại không quan trọng mà khi kê đơn cần xem xét thuốc có nguồn gốc ở đâu? Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn gì? Nếu đạt tiêu chuẩn về nhà máy thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) thì chúng ta có thể yên tâm về chất lượng. Tất nhiên có nhiều loại tiêu chuẩn GMP ở châu Âu, hay Mỹ, Tổ chức Y tế thế giới… và tiêu chuẩn của Việt Nam không thể bằng được tiêu chuẩn của Mỹ nhưng cứ đạt tiêu chuẩn GMP cũng là tốt rồi. Thứ nữa, chúng ta cần biết, quy trình sản xuất thuốc sáng chế (phát minh) do Cty nào đó nghĩ ra từ đầu đến cu

Nấc và cách chữa trị theo y học cổ truyền

Nấc là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực, kèm theo một tiếng động khàn. Nguyên nhân nấc tạm thời thường do rối loạn hoạt động tạm thời của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp-xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi màng phổi, bệnh tim như thiếu máu cục bộ, tăng urê huyết. Trong Đông y cho nấc là do khí uất gây bất hòa trong nội tạng, làm ảnh hưởng tới cơ chế khí, sự điều hòa tân dịch không thuận và không đủ dinh dưỡng, phát sinh đờm đục, can khí lấn át vị khí mà gây nên. Một số bệnh lý như táo bón lâu ngày, tiểu tiện không thông, cơ thể hư nhược cũng là một trong những nguyên nhân gây nấc. Ngoài ra còn do ăn uống không điều độ, đồ ăn nóng lạnh lẫn lộn, thường xuyên uống đồ lạnh, hoặc dạ dày gặp lạnh, mất khả năng điều tiết nên khí của nó đi ngược lên cơ hoành gây nấc. Người ta chia nấc làm 3 loại       Nấc do nhiễm lạnh: Thường có biểu hiện như buổi sáng tiếng nhẹ, buổi tối tiếng nấc nặng, liê

Cá ngựa có chữa được hen suyễn?

Con tôi bị hen suyễn, nhiều người mách tôi dùng cá ngựa có thể chữa được bệnh này. Xin cho biết cách chế biến và liều lượng sử dụng? (Ngô Thu Thủy - Cầu Giấy, Hà Nội)   ThS Hoàng Khánh Toàn trả lời:  Theo dược học cổ truyền, cá ngựa làm ôn ấm và khai thông mạch nhâm, được dùng để chữa hen suyễn lâu ngày. Cách chế biến như sau: Cá ngựa khô tẩm rượu sao qua hoặc sấy thật khô rồi tán thành bột để uống hoặc làm thành viên hoàn cùng các vị thuốc khác.   Cách dùng: Bột cá uống mỗi ngày từ 4 - 12g, chia làm 3 lần với nước chín hoặc rượu nhạt; Cá còn tươi hay khô đem ngâm rượu độc vị hoặc cùng các vị thuốc khác như dâm dương hoắc, kỷ tử, nhục dung...   Rượu ngâm cá ngựa uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml. Ngoài ra, cá ngựa tươi còn có thể đem hầm với thịt gà để làm thuốc bổ khí huyết, ôn thận dương. Dùng ngoài, lấy bột cá rắc vào nơi bị lở loét. Phụ nữ mang thai và những người có hội chứng âm hư hỏa vượng không nên dùng.   Theo Khoa học & Đời sống

Những bài thuốc quý từ cây sen

Tuy sống vùi trong bùn lầy nhưng toàn cây sen cho ta nhiều vị thuốc có giá trị đặc biệt trong đời sống hàng ngày. Sen là loại cây dễ sống ở vùng đồng bằng và trung du nước ta. Sen thuộc họ sen súng, là cây mọc ở dưới nước, có thân hình trụ (ngó sen), từ đây mọc lên lá sen hình toả tròn, có cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị vàng và những lá noãn rời gắn trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Các lá noãn về sau thành quả, mỗi quả chứa 1 hạt. Trong hạt có 1 chồi mầm (tâm sen). Cây mọc hoang và được trồng ở vùng Đông Dương, Malaxia. Ở nước ta thường thu hái từ tháng 7 đến tháng 9. Các bộ phận của sen đều có giá trị trong sinh hoạt đời thường và làm thuốc: Hạt sen: Phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả và bỏ chồi mần bên trong, được gọi là liên tử. Trong hạt sen có nhiều tinh bột (60%), đường (raffinoza), chất đạm (16%), chất béo (2%), một số khoáng chất (canxi: 0,089%, photpho: 0,285%), các alcaloid với tỷ lệ thấp (lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, iso

Vỏ bưởi chữa... hen

Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen, sản giật. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng vỏ bưởi: Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ bưởi 10 gr, thêm đường kính, hấp uống dần dần. Chữa sản giật: Vỏ bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 8 gr với rượu vào lúc đói hoặc dùng mỗi vị 20 - 30 gr sắc uống. Chữa hen: Vỏ bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 - 1 kg), một miếng bách hợp, 120 gr vảy hành khô, đường trắng 120 - 250 gr, nấu nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày. Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, mộc thông, bồ hóng mỗi vị 20-30 gr, diêm tiêu 12 gr, cỏ bấc 8 gr, sắc uống mỗi ngày hai lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.  Theo Báo Đất Việt

Uống lá sen không "chữa" được mỡ máu cao

Hiện nay, rất nhiều người dân đang uống nước đun lá sen phơi khô với mong muốn giảm bệnh mỡ máu cao hoặc tiêu mỡ. "Dùng lá khô cho vào ấm đun sôi lấy nước uống hằng ngày. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 nhúm tay, khoảng 20h. Lá sen là loại thảo dược rất lành cho nên bạn có thể uống cả ngày và liên tục. Bạn nên uống nhiều về buổi chiều và tối vì khi đó là lúc cơ thể sản sinh ra lượng mỡ lớn nhất. Lá sen không có tác dụng phụ". Đây là ví dụ về lời giới thiệu của một chủ hàng trên mạng. Phân tích cụ thể, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: "Lá sen có tác dụng giảm mỡ máu là do tính chất thanh nhiệt, bình can. Tuy nhiên, muốn giảm được mỡ trong máu thì phải dùng kết hợp với hạ khô thảo và ngũ gia bì…; muốn giảm cân bằng lợi tiểu thì phối hợp với các thuốc lợi tiểu như bông mã đề, hạt mã đề, rễ cỏ tranh. Thực tế trước đây, BS Nguyễn Liễn - Trưởng khoa Y học cổ truyền BV Hữu nghị Việt Xô - đã nghiên cứu sử dụng lá sen cho một số bệnh n

Dùng mộc nhĩ chữa chảy nước mắt sống có được không?

Tôi 65 tuổi thường bị chảy nước mắt sống. Tôi đã đi khám ở bệnh viện nhưng không phải viêm tuyến lệ. Tôi cũng đã nhỏ thuốc đau mắt nhưng không khỏi. Có người mách lấy mộc nhĩ và mộc tặc tán nhỏ uống 8g với nước gạo đun sôi một lần sẽ khỏi. Xin hỏi, có vị thuốc, bài thuốc Nam nào dùng chữa được khỏi bệnh chảy nước mắt sống?  Nguyễn Mai Trung (xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội)   BSCKII Nguyễn Thị Minh Phương  trả lời: Bác cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để khám lại, xem xét việc thông lệ đạo. Khi nước mắt chảy ra, không có ống thông sẽ chảy xuống lệ đạo, nhất là khi ra gió.   Với cách chữa như bác hỏi, hiện nay chưa có kiểm chứng. Bệnh của bác không phải nan y. Điều cần làm là đi khám lại ở bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định lại.   Theo Khoa học & Đời sống