Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc và sức khỏe

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI SUY GIẢM CHỨC NĂNG GAN, THẬN

Thuốc được bài xuất ra khỏi cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó gan và thận là hai cơ quan quan trọng nhất tham gia vào chức năng này. Sự suy giảm chức năng gan và thận sẽ gây nguy cơ quá liều và ngộ độc thuốc nếu không hiệu chỉnh lại liều. Suy giảm chức năng gan Đặc điểm của suy gan Suy gan, đặc biệt xơ gan, làm giảm chức năng tế bào gan dẫn tới giảm khả năng chuyển hóa thuốc, giảm sản xuất protein, giảm lưu lượng máu qua gan.

SỬ DỤNG THUỐC Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo Liên hợp quốc (United Nations - UN), người cao tuổi được tính từ 60 tuổi trở lên. Trong y học, người cao tuổi được phân thành các nhóm: Từ 60 đến 75 tuổi được gọi là bắt đầu già; trên 75 đến 90 tuổi là người già và trên 90 tuổi là người già sống lâu. Tuy nhiên thực sự rất khó xác định từ bao nhiêu tuổi thì cơ thể bắt đầu “lão hoá”, gây ra những thay đổi lớn về sinh lý. Thực tế trong sử dụng thuốc, khi nghiên cứu về các đặc tính dược động học và dược lực học cho người cao tuổi, đối tượng được chọn chỉ là nhóm tuổi từ 60 đến 75 tuổi. Như vậy thực chất việc sử dụng thuốc cho các nhóm tuổi trên 75 là ngoại suy và do đó câu hỏi về tính chính xác vẫn được đặt ra. Lão hóa ở người cao tuổi liên quan chủ yếu đến giảm dòng máu  tuần hoàn đến các cơ quan, dẫn đến giảm dần nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể và đó chính là khởi nguồn của bệnh tật do tuổi tác. Sự thay đổi sinh lý theo tuổi tác bao gồm sự suy giảm hoạt động của nhiều tuyến nội tiết quan trọng như tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến si

Cao trăn hủy diệt khả năng chăn gối của đàn ông

Nghe người quen mách dùng cao trăn sẽ khỏi bệnh đau thắt lưng, ông Hùng, 48 tuổi, ở Lạng Sơn mua về ăn. Dùng được hơn một lạng, ông thấy bớt đau lưng, nhưng "thằng bé" cũng ỉu xìu dần.

Top vitamin tốt cho nam giới

Muốn duy trì sức khỏe, nam giới cần biết cơ thể mình nên được bổ sung loại vitamin nào. Sẽ là tốt nhất nếu bạn hiểu rõ vai trò của từng loại vitamin đối với sức khỏe của mình.

Nghệ Thuật Chữa Bệnh Của Người Tây Tạng

Buổi triển lãm lần đầu tiên đã mở cửa cho khách tham quan tại bảo tàng nghệ thuật Rubin nhằm mục đích khám phá y học Tây Tạng “Các Mạch Máu Và Kênh Năng Lượng Đan Xen Kết Nối Lại Với Nhau,” bức vẽ thứ 12 của một bộ tranh về y học, Tây Tạng; ca. thế kỷ thứ 17. chất màu ở trên vải. (Bảo tàng nghệ thuật Rubin) “Cây sinh mệnh của cơ thể người,” Tây Tạng hoặc Mông Cổ; thế kỷ 18 hoặc 19. Chất màu ở trên vải và vải kim tuyến. Ba chiếc lá ở chính giữa miêu tả (theo chiều kim đồng hồ từ bên trái sang) tham, sân, si  lần lượt là các nguyên nhân gốc rễ của sự mất cân bằng ba nhân tố gió, mật, đờm  trong cơ thể. (Bảo tàng nghệ thuật Rubin) “Phật Dược Sư (còn gọi là Đại Y Như Lai Phật, hay vị Phật thầy thuốc) với tám vị bồ tát,” Tây Tạng; thế kỷ thứ 12. Chất màu và màu vàng trên vải cotton. (Bảo tàng nghệ thuật Rubin) Một chiếc túi vải của thầy thuốc Tây Tạng với các dụng cụ phẫu thuật và cái triện kinh, Bảo Tàng Nghệ Thuật Rubin, New York, ngày 21/3/2014. (Samira Bouaou/Báo Đại KỷNguyên) Một tủ tr

7 bài thuốc từ lá lốt mẹ nào cũng nên thuộc nằm lòng

Ngoài món chả lá lốt ngon tuyệt cú mèo ra thì lá lốt có rất nhiều công dụng chữa bệnh mà các bạn không biết đâu nhé! Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 – 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút. Bàn tay, bàn chân ra nhiều mồ hôi Lá lốt 1 nắm to, đổ 4 bát nước nấu sôi. Đổ ra chậu cho nguội dần, sau đó ngâm tay, chân trong nước thuốc. Mỗi ngày ngâm 2 lần. Thực hiện liên tục cho tới khi hết các triệu chứng của bệnh. Viêm đại tràng mạn, đau bụng, sôi bụng, phân sống, rối loạn tiêu hóa Lá lốt 20g, củ riềng 12g, bạch truật 16g, củ đinh lăng 16g, lá khổ sâm 16g, sơn thù 16g, búp ổi 12g, cam thảo (chích) 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Bị ngộ độc thức ăn Đau bụng, cuộn trong bụng, đi đại tiện nhiều lần, có trường hợp bị nôn mửa, cơ thể yếu mệt, mất nước, rối loạn điện giải, huyết áp thấp hơn bình thường:lá lốt 20g, bạch truật 16g, hạt sen 16g, hậu phác 12g, sinh khương 8g, sâm bố chính 16g, bạch biển đậu 16g, cây *** lợn (sao vàng)

MÓN ĂN - BÀI THUỐC CHỮA HO CHO TRẺ KHI TRỜI LẠNH

Vì vẫn đang trong giai  đoạn hoàn thiện và phát triển, hệ thống miễn dịch còn kém nên gần như cứ mỗi lần chuyển mùa, trẻ lại dễ bị lạnh, cảm sốt, ho hắng. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Khi trẻ ho, mẹ cần quan sát các triệu chứng của bé: Ăn không ngon, tâm trạng chơi đùa ra sao, khi cần thiết, nên đưa con đến bệnh viện, không được sử dụng thuốc tuỳ tiện. Có nhiều nguyên nhân gây ra ho, như viêm đường hô hấp, dị ứng, viêm phổi, các triệu chứng hen suyễn… Ngoài cách chữa bằng một số các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cho bé bằng chế độ ăn uống thích hợp. - Lê + đường+xuyên bối Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm. - Nước củ cải luộc Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10

Dược thiện cho người suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể  thường gặp ở người bị  căng thẳng thần kinh  kéo dài, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh... Bên cạnh việc khám xác định nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dùng một số món ăn - bài thuốc giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng các bài thuốc sau: Bài 1:  Long nhãn 15g, đương quy 15g, thịt gà 250g, khởi tử 15g, nhục thu dung 15g. Cho tất cả vào bát, đun cách thủy 1 giờ, thêm gia vị là ăn được. Dùng liền 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Những người bị suy nhược, thể lực yếu món ăn này rất tốt. Bài 2:  Gà trống non ( khoảng 7 - 8 lạng) 1 con, quy thân 10g, đảng sâm 15g, thục địa 15g, kỷ tử 10g, hạt sen 20g, ngải cứu 20g, gừng, hành, gia vị vừa đủ. Gà trống làm sạch, bỏ nội tạng, cho vào nồi cùng các vị thuốc và gia vị, thêm nước hầm nhừ, 1 tuần ăn 2 lần, ăn trong 4 tuần liền. Dùng thích hợp cho trường hợp suy nhược cơ thể, người gầy yếu, phụ nữ sau sinh. Chim cút hầm với cát cánh, m

CÁC VỊ THUỐC TỪ KHỈ

CAO KHỈ Nói đến khỉ làm thuốc là người ta nghĩ ngay đến cao khỉ. Cao khỉ có hai loại: 1. Cao xương khỉ là cao nấu bằng xương khỉ đã được làm sạch hết thịt, mỡ. 2. Cao khỉ toàn tính là cao nấu bằng toàn bộ con khỉ bỏ hết phủ tạng, trừ mật thì phải để lại. Cao khỉ loại tốt phải được nấu từ 5-7 bộ xương khỉ và có kèm theo mật của chúng. Nước ta có nhiều loài khỉ làm thuốc nhưng phổ biến nhất là loại khỉ vàng M. Mulatta. Về công dụng của 2 loại cao nói chung giống nhau. Nhưng cao khỉ toàn tính được đánh giá là tốt hơn. Chúng có tác dụng bổ can thận, giúp trường thọ, bổ toàn thân, thường dùng cho người ăn ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu, xanh xao. Dùng rất tốt cho trẻ em và phụ nữ. Cách dùng: Ngậm miếng nhỏ, ngâm rượu, cho vào cháo, hấp cơm. Phối hợp các vị khác: Cao khỉ 500g, cao sơn dương 30g cùng gừng, phèn, cồn, dầu lạc vừa đủ 100g. Ngày uống 1 chỉ đến 1,5 chỉ (4-6g) hấp với cơm hoặc ngâm rượu cho tan. Có thể thêm mật ong cho dễ uống. Người xưa nấu cao hổ phải có cả khỉ và sơn dương với tỷ

Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên y học cổ truyền mô tả trong chứng khẩu nhãn oa tà. Bệnh do nhiều nguyên nhân như do nhiễm lạnh (trúng phong hàn), do nhiễm khuẩn (trúng phong nhiệt ở kinh lạc), do ứ huyết (sang chấn sau mổ hay ngã, thương tích...).    Đa số các trường hợp liệt dây VII ngoại biên do lạnh, do ứ huyết chữa bằng y học cổ truyền cho kết quả tốt. Trong điều trị thường phối hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc uống, châm cứu, tiêm thuốc vào huyệt, điện châm, lý liệu pháp, xoa bóp... Sau đây là một số bài thuốc chữa trị bệnh này. Liệt dây thần kinh do lạnh Y học cổ truyền gọi trúng phong hàn ở kinh lạc. Triệu chứng:  sau khi gặp mưa, gió lạnh, người bệnh tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, không huýt sáo được, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Phương pháp chữa:  khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí). Dùng một trong các bài: Bài 1:  ké đầu ngựa 12g, tang ký sinh 12g, quế chi 0,8g, bạch chỉ 0,8g, kê huyết đằng 12g

Liệu pháp tế bào gốc khôi phục khả năng có con của đàn ông

Sau khi nghiên cứu ở trên khỉ, các nhà khoa học ở ĐH Pettsburg và Viện nghiên cứu phụ nữ Magee đã phát hiện thấy liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc có khả năng mang lại niềm vui cho những người đàn ông mắc bệnh hiếm muộn do mắc phải một số căn bệnh nan y khi còn trẻ, nhất là bệnh ung thư bằng cách phục hồi lại khả năng sản xuất tinh dịch của cơ thể. Theo nghiên cứu, các phản ứng phụ do điều trị ung thư gây ra, đặc biệt là liệu pháp hóa trị liệu và chiếu xạ đã giết chết các tế bào sản xuất tinh dịch.  Phương pháp mới này khá đơn giản, chiết xuất các tế bào gốc sản xuất tinh dịch trước khi điều trị ung thư, sau đó khi cần có con có thể phục hồi lại. Nghiên cứu trên đã thực hiện với tỷ lệ thành công 9/12 con khỉ, kể cả những con khỉ trước khi dậy thì.  Trước đây, khoa học cũng đã tính đến giải pháp cất giữ tinh trùng theo phương pháp đông lạnh nhưng so với kỹ thuật trên vẫn còn rất nhiều nhược điểm, tuy nhiên, ở liệu pháp mới này lại xuất hiện những nhược điểm mới, tất cả các bước chiết t

Bạch đồng nữ chữa bệnh phụ nữ

Cây bạch đồng nữ, hay còn gọi là mò trắng, trên thực tế ở nước ta có 2 loài được gọi là bạch đồng nữ; đó là cây mò mâm xôi hay còn gọi là cây mấn trắng [Cledendrum chinense var. Simplex (Mold.)S.L.] và cây mò trắng [Clerodendrum petasites (Lour.) Moore], cùng họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Theo YHCT, bạch đồng nữ có vị hơi đắng, tính mát, vào 2 kinh tâm và tỳ.  Với công năng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm. Được dùng chủ yếu với các bệnh của phụ nữ như khí hư bạch đới, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc rửa, với liều 12-16g/ngày. Một số cách dùng vị thuốc bạch đồng nữ thích hợp cho chị em. Trị kinh nguyệt không đều, kinh sớm kỳ, lượng máu nhiều, thấy kinh đau bụng:  Dùng lá bạch đồng nữ với lượng 12-16g hãm hoặc sắc uống, ngày một lần. Uống hằng ngày hoặc để tăng công hiệu, có thể phối hợp với các vị thuốc khác, như vị ngải cứu (chích rượu), hương phụ (tứ chế), ích mẫu sao vàng, đồng lượng 12 - 16g. Ngày một thang

Sài hồ - Vị thuốc tốt, chữa nhiều bệnh

Sài hồ, tên khoa học: Bupleurum chinesnis DC., họ hoa tán (Apiaceae). Ngoài sài hồ bắc, người ta còn dùng rễ cây lức (gọi là hải sài hồ, sài hồ nam tên khoa học là Pluchea pteropoda - Hemsl), thường mọc ở bãi cát ven biển; có nơi dùng cả rễ cây cúc tần (Pluchea indica Less.) nên cần chú ý khi sử dụng. Bộ phận dùng là thân rễ phơi hay sấy khô. Theo Đông y, sài hồ vị đắng, tính mát; vào can, đởm. Có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau, thăng cử dương khí và cắt cơn sốt rét. Dùng cho trường hợp sốt nóng, sốt rét, cảm cúm (hàn nhiệt vãng lai), đau vùng ngực bụng, kinh nguyệt không đều, trung khí hạ hãm (các loại thoát vị, sa dạ dày, ruột, tử cung, sổ bụng), viêm gan mạn tính, sốt rét cơn. Một số cách dùng sài hồ làm thuốc Tán nhiệt, giải biểu  (thang tiểu sài hồ) gồm: Sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, pháp bán hạ 12g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đảng sâm 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống. Trị chứng thiếu dương, lúc sốt lúc rét, ngực hông đầy tức, miệng đắng họng khô, tim hồi hộp

Đương quy bổ huyết

Đương quy còn gọi xuyên quy, tần quy... Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ. Thành phần hóa học: trong rễ có tinh dầu, coumarin, acid amin, vitamin, nguyên tố vi lượng và một số chất khác. Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn; vào tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện, người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón. Liều dùng: 10 - 20g. Sắc, nấu, hầm, dầm, ướp, ngâm rượu... Đương quy được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Bổ huyết điều kinh: Bài 1:   Thang tứ vật:  thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g. Sắc uống. Dùng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, huyết hư kinh bế. Bài 2:  đương quy 12 - 16g, thục địa 12g, long nhãn 9g, đại táo 30g. Sắc uống. Dùng cho trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mỏi mệt, da xanh tái, hồi hộp mất ngủ, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Tán ứ giảm đau: Bài 1: Hoạt lạc hiệu linh đan:  đan sâm 20g, đương quy 12g,