Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc và sức khỏe

Củ niễng giúp giảm huyết áp, hạ mỡ máu

Củ niễng là củ của cây niễng hay niềng niễng - Zizania latifolia Turcz. Niễng được trồng khắp nước ta. Phần ăn được ở chồi là phần phình làm thành khối ở gốc các chồi này do hoạt động của một loại nấm than ký sinh Ustilago esculentum Hennings hay sulage viridis, thường gọi phần phình này là củ. Niễng chủ yếu trồng để lấy củ, lúc còn non làm rau ăn. Nó có mùi vị dễ chịu và ăn ngon. Có thể dùng ăn sống hoặc xào với thịt hay nấu canh. Thành phần hóa học: củ niễng có protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm, canxi, sắt, photpho, kali, natri, đồng, magne, kẽm, selen; các vitamin A, B 1 , B 2 , B 6 , C, D, E, K, carotene, folacin, pantothenic acid, niacin. Y học hiện đại cho rằng, thường xuyên ăn củ niễng có thể phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, đặc biệt là có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh xơ cứng gan, urê máu cao. Theo Đông y, củ niễng vị ngọt tính mát, lấy rễ cành, hạt của nó làm thuốc, có công hiệu thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ khát, điều

Bài thuốc trị đau liên sườn

Đau liên sườn biểu hiện thường thấy trên lâm sàng là đau hai bên mạng sườn, vùng ngực đầy tức, có khi đau co thắt làm người bệnh khó thở, mặt đỏ mắt đỏ, tiểu vàng lượng ít, miệng đắng, tinh thần không thư thái, đại tiện thất thường khi táo khi lỏng, miệng khô lưỡi đỏ hoặc có những chấm xuất huyết. Những chứng trạng này có liên quan chặt chẽ đến bệnh ở gan - mật. Nguyên nhân là do sơ tiết điều đạt của can thất thường làm can khí uất kết, lâu ngày làm khí trệ huyết ứ. Mặt khác do can tâm bất túc, kinh mạch không nuôi dưỡng được gây đau sườn. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể lâm sàng. Đau mạng sườn do can khí uất kết:  Người bệnh có biểu hiện đau hai mạng sườn, vùng ngực đầy tức khó chịu, tinh thần bứt rứt, dễ cáu gắt, miệng đắng, mặt và mắt đỏ, ăn uống kém, khi ho thì đau tăng lên, tâm phiền ngủ ít, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, có những trường hợp da vàng, tiêu hóa trì trệ, nhức đầu từng cơn, không muốn ăn uống. Phép chữa là sơ can, giải uất, thông lợi gan - mật. Dùng một tro

Thuốc hay từ con ốc

Nói đến ốc, chúng ta thường nghĩ đến những món ăn hấp dẫn như ốc hấp lá gừng, ốc luộc, ốc nấu chuối... nhưng ít người biết rằng ngoài việc cung cấp những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chúng còn là những dược liệu có giá trị trong việc điều trị bệnh. Xin giới thiệu một số cách trị bệnh từ ốc nhồi và ốc sên.  Ốc nhồi:  còn gọi là ốc đồng (Pila polita Deshayes), là loại ốc sống ở ao hồ nước ngọt, phân bố hầu như khắp các vùng trong nước ta. Thịt ốc rất giàu protid, lipid, Ca, P, vitamin B 1 , B 2 , PP... Theo y học cổ truyền, thịt ốc nhồi có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng tiêu thũng, thông lợi đại tiểu tiện, giải uất nhiệt. Vỏ ốc nhồi vị ngọt, tính bình, không độc, giải tâm phiền. Có thể sử dụng ốc nhồi trị một số chứng bệnh thường gặp sau đây: Trị chứng bí tiểu tiện, nước tiểu bị vàng đỏ:  hằng ngày có thể ăn ốc nhồi luộc và uống nước luộc của ốc nhồi. Trị xơ gan, viêm gan mạn tính: thịt ốc nhồi 250g, kê cốt thảo (Abrus cantoniensis Hanse) 30g. Hai vị nấu nhừ, gạn lấy nướ

Cây lá đắng chữa đau vai gáy

Cây lá đắng thuộc họ nhân sâm, tên khác là cây chân chim, lá lằng, sâm nam. Cây mọc hoang ở ven rừng, đồi núi, có nhiều từ Bắc vào Nam. Nhân dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sử dụng lá đắng như một loại gia vị cho vào canh. Canh lá đắng ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan. Lá đắng Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá đắng làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì). Vỏ thân lá đắng được thu hái vào mùa xuân thu, đem về cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Đó là những mảnh vỏ hơi cong, màu nâu nhạt, chất giòn nhẹ. Khi dùng làm ẩm dược liệu rồi ủ cho đến khi có mùi thơm (khoảng 7 ngày) cắt thành miếng nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu hay nước gừng, sao qua. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây lá đắng được dùng chữa suy nhược, thấp khớp, lưng gối đau mỏi, đàn ông dương sự kém, đàn bà âm suy, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những t

Kẹo nha - Vị thuốc bổ tỳ dưỡng vị

Kẹo nha thường gọi là kẹo mạch nha, có nguồn gốc từ ngũ cốc, được tạo ra qua quá trình lên men sinh học, thủy phân tinh bột thành đường. Từ cổ xưa, dân gian đã biết chế kẹo nha từ gạo nếp và mầm lúa. Dùng 10kg gạo nếp nấu thành xôi, trộn với 1kg mộng lúa già, phơi khô nghiền nhỏ, thêm nước ấm chừng 45-50 0 C, đảo đều, tạo một hỗn hợp sền sệt, đậy kín đem ủ để duy trì nhiệt độ khoảng 12 giờ, qua đêm, sau đem ép bã, lọc lấy dịch trong rồi cô đặc. Kẹo nha làm từ nếp có mùi thơm, màu hơi vàng, trong, thể chất dẻo tùy theo mức độ và kỹ thuật cô. Kẹo nha là nguyên liệu trong chế biến bánh kẹo. Trong Đông y, kẹo nha là vị thuốc quý có tên gọi  di đường  hay  giao di . Thành phần hóa học chủ yếu là đường maltose, một ít protid, lipid, vitamin C, B… Di đường vị ngọt, tính ôn quy hai kinh tỳ, phế. Tác dụng bổ trung, ích khí bổ tỳ, nhuận phế giải độc phụ tử, ô đầu. Một số phương thuốc có di đường: Trường hợp cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, ăn kém, mất ngủ, chân tay lạnh, người xanh xao, khí h

Vitamin tổng hợp giúp giảm nguy cơ ung thư ở nam giới

Nghiên cứu mới cho thấy nam giới bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày trong vài năm có thể giúp giảm nhẹ nguy cơ mắc ung thư. Theo tổng quan của nghiên cứu thì ít nhất 1/3 nam giới là người Mỹ trưởng thành uống vitamin tổng hợp. Ban đầu, những viên vitamin tổng hợp này được phát triển để phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất song hiện nay người ta sử dụng vitamin tổng hợp với hy vọng phòng ngừa nhiều bệnh. Trong nghiên cứu này, khoảng 14700 bác sỹ nam, tất cả đều ≥50 tuổi, được phân ngẫu nhiên vào nhóm uống 1 viên vitamin tổng hợp mỗi ngày và nhóm dùng giả dược. Khi mới tiến hành nghiên cứu, 1300 đối tượng (9%) có tiền sử ung thư mặc dù đã được xem là khỏi bệnh khi tham gia vào nghiên cứu này. Sau thời gian điều trị trung bình 11,2 năm, các nhà nghiên cứu thấy giảm 8% nguy cơ ung thư ở những nam giới uống vitamin tổng hợp hàng ngày. Tuy nhiên, không thấy có tác dụng của vitamin tổng hợp đến ung thư tuyến tiền liệt, loại ung thư hay gặp nhất ở nhóm nam giới trung và cao tuổi.

Những tác dụng bất ngờ của quả hạt khô

Nho khô có hàm lượng Bo cao (2,2 mg/100g), một nguyên tố vi lượng thúc đẩy sức khỏe của xương. Theo một số nghiên cứu thì ăn nho khô có thể ngăn ngừa chứng loãng xương. Vì thế nên tiêu thụ hằng ngày từ 1 - 2mg, lý tưởng là 3mg để giảm thiểu tối đa các rủi ro. Để có thể đạt được điều này, ta có thể thêm một ít nho khô vào sữa chua cho dễ ăn. Một chế độ ăn uống thiếu kali và quá nhiều natri là một yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, chính nó liên quan đến tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch. Mơ khô, với hàm lượng kali cao và hàm lượng natri thấp sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Mơ khô cũng có thể bảo vệ thị lực theo một số nghiên cứu. Thật vậy, chúng có chứa beta-caroten, một tiền chất chống ôxy hóa của vitamin A, được biết đến với khả năng cải thiện tầm nhìn. Mận được sấy khô chống lại táo bón vì các sợi của nó và sorbitol có tác dụng nhuận tràng, làm thông đường ruột. Tốt nhất, bạn nên ăn vào buổi sáng. Quả óc chó và các loại hạt khác (hạt dẻ cười, hạnh nhân, hạt dẻ nâu...) có một tác động

Vụ án “Médiator - Servier” và những cải cách trong công tác quản lý thuốc

Trên số báo 160, ra ngày 6/10 (trang 13), báo SK & ĐS đã đăng tải bài viết  Vụ án  “Médiator - Servier” - Bài học lớn cho các hãng dược phẩm.   Đây là vụ án gây chấn động nước Pháp. Trong số báo này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc thông tin về những hệ lụy từ vụ án trên có ảnh hưởng như thế nào đến việc thay đổi cả hệ thống quản lý giám sát dược phẩm tại Pháp. Khi vụ án “Mediator - Servier” còn đang trong quá trình tố tụng và thu hút sự quan tâm của dư luận tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp Xavier Bertrand đã công bố rõ quan điểm của mình: “Dẫu khó khăn đến đâu chúng ta cũng không từ bỏ việc này. Hiện Chính phủ đang gấp rút tiến hành một cuộc cải cách cơ bản, chỉ đạo tổ chức, quản lý sát sao để phù hợp và có hiệu quả đối với việc nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh, kịp thời kiểm tra đánh giá tác dụng, hiệu quả điều trị, cùng những tác dụng không mong muốn, những tác hại của chúng nếu có để xử lý... trong thời kỳ “hậu médiator”, đặc biệt không để xảy ra những sự cố đáng tiếc như vừa

Dụng cụ y tế cá nhân: Những sai lầm khi sử dụng!

Nếu máy đo đường huyết được xem là thần hộ mệnh của bệnh nhân đái tháo đường thì với những người bị bệnh cao huyết áp, huyết áp kế đã trở thành vật bất ly thân. Tương tự, máy xông mũi họng lại rất tiện lợi và hiệu quả khi dùng điều trị bệnh hô hấp… các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân là những cuộc cách mạng trong theo dõi tình trạng bệnh lý và hỗ trợ điều trị. Tiếc thay, do những sai lầm khi sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng: Lợi bất cập hại! Ngộ nhận từ máy đo đường huyết Với suy nghĩ: “Kết quả từ máy đo đường huyết cá nhân là chính xác nhất và như thế không cần phải tiến hành các xét nghiệm sâu định kỳ như chỉ định của bác sĩ”, bác N.V.H (67 tuổi, ngụ tại quận 9, TP.HCM) đã phải trả giá đắt khi bác sĩ kết luận bệnh đã biến chứng sang tim và thận. Vừa hối hận vừa pha lẫn một chút tức tối, bác H. kể lại: “Tôi phát hiện bị bệnh đái tháo đường đã gần 10 năm. Trong suốt một thời gian dài tôi luôn tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ. Uống thuốc đều đặn, ăn uống kiêng khem phù hợp. Tập l

Ðịa cốt bì trị ho, tiêu khát

Địa cốt bì là rễ sấy khô của cây câu kỷ (Lycium sinense Mill.), thuộc họ cà (Solanaceae). Theo Đông y, địa cốt bì vị ngọt, tính hàn; vào kinh phế, can và thận. Có tác dụng thanh phế nhiệt lương huyết; ngoài ra còn có tác dụng sinh tân dịch, dịu khát. Chữa chứng âm hư phế nhiệt, phế nhiệt khái suyễn, huyết nhiệt, cốt chưng triều nhiệt, thổ nục huyết và tiêu khát. Liều dùng: 12-20g. Một số cách dùng địa cốt bì làm thuốc: Mát phổi, dịu ho: Địa cốt bì 12g, tang bạch bì 12g, sinh cam thảo 8g, ngạnh mễ 20g. Sắc uống. Trị viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ, ho hen.  Sinh tân dịch, dịu khát: Địa cốt bì 500g, râu ngô 500g. Chia 8 ngày. Sắc uống. Trị bệnh đái tháo đường, miệng khát, tiểu nhiều. Trị chai chân: Địa cốt bì 6g, hồng hoa 3g. Tán bột mịn, thêm dầu mè vừa đủ độ dính. Cắt bỏ lớp da cứng, đắp thuốc, băng lại, 2 ngày thay 1 lần. Trị tăng huyết áp: Địa cốt bì 250g, rễ dâu 250g. Sắc uống. Trị tăng huyết áp. Nếu nhức đầu thêm cúc hoa 20g hoặc thương nhĩ thảo 24g. Trị lao phổi, xương đau n

Cỏ trinh nữ chữa đau nhức xương khớp

  Cỏ trinh nữ (Mimosa pudica L. ) thuộc họ trinh nữ, tên khác là cỏ thẹn, cây xấu hổ, cây mắc cỡ là tên thuốc trong y học cổ truyền hàm tu thảo là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rũ xuống nên có tên gọi như trên. Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô. Dược liệu có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, được dùng trong những trường hợp sau: Rễ được dùng trong các bài thuốc Chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:  rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Bài 1: rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi th

Dùng thuốc trị hen phế quản ở trẻ em thế nào cho đúng?

Trung thu, những cơn gió mùa đầu tiên bắt đầu tràn về cũng là mùa các bệnh ở đường hô hấp tăng, trong đó có hen phế quản ở trẻ em.  Vậy cần dự phòng bệnh cũng như cần phải lưu ý khi điều trị bệnh như thế nào. Hen phế quản trẻ em thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Khởi đầu là tình trạng viêm đường thở, ở người có cơ địa nhạy cảm thì quá trình viêm gây co thắt cơ phế quản khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn và thường bị về đêm đến sáng sớm. Cơn hen đầu tiên thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp hoặc do bụi, lông súc vật, khói bếp than, khói thuốc lá, phấn hoa, hoạt động gắng sức… Hen thường kèm theo viêm họng, sốt. Dấu hiệu nhận biết Các triệu trứng như cơn khó thở, thở rít, thường gặp ở trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp đặc biệt là bị nhiễm virut. Có tới 1/3 số bệnh nhi này có thể bị hen và thường bị chẩn đoán là viêm phế quản co thắt. Việc chẩn đoán nhầm dẫn tới điều trị không thích hợp thì bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng kéo dài hay tái phá

Dùng vitamin B6 như thế nào?

Hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B ở người, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên. Với người bệnh điều trị bằng thuốc chống lao isoniazid hoặc phụ nữ uống thuốc tránh thai (vitamin B 6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai, và thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin), nhu cầu vitamin B 6  hàng ngày nhiều hơn bình thường. Khi bị thiếu hụt vitamin B 6  (pyridoxin) có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn và khô nứt môi... Vì vậy, trong trường hợp như do dinh dưỡng không cung cấp đủ, nhu cầu cơ thể tăng (phụ nữ mang thai, cho con bú...), do bệnh tật như nghiện rượu, bỏng, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, lọc máu, cường tuyến giáp, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột, kém hấp thu liên quan đến bệnh về gan - mật... cần thiết phải bổ sung vitamin B 6 . Trong phần lớn các trường hợp ít gặp t

Dùng bồ kết chữa cảm gió

Các cụ ở quê thi thoảng bị cảm gió, người lạnh, tôi thấy mọi người nói những lúc đó có thể dùng quả bồ kết sẽ khỏi. Xin hỏi dùng thế nào? Thế Anh (Phú Thọ) TS Lê Thị Thanh Nhạn,  Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam trả lời: Bồ kết là loại cây sống lâu năm, quả khi chín có màu đen, có tính ấm, tiêu đờm, trừ phong... Tuy nhiên, quả bồ kết có tính độc, nếu sử dụng nhiều và không đúng cách sẽ gây hại. Một số người hay bị cảm gió, cấm khẩu, nhiều đờm, dùng quả bồ kết bỏ hạt lấy vỏ nướng cháy tán thành bột, ngày cho uống 0,5 - 1g, không tán được thì sắc uống 5 - 10g. Phụ nữ có thai, người yếu không nên uống bồ kết, khi đói không nên dùng bồ kết. Ngoài ra, người bị cảm gió có thể dùng đồng xu bằng bạc (hoặc dây bạc) bọc với lòng trắng trứng gà vào một chiếc khăn rồi cạo trên lưng, thái dương, tay, chân người bệnh cho bay hết gió độc. Theo Kiến thức

Rau lủi trị tiểu đường

Rau lủi có “danh dược” là Kim thất với tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Rau lủi thuộc loại bò trườn có chiều dài trên 1 m, với thân nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước và có mùi thơm đặc trưng “thuốc Bắc”. Rau lủi thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô. Theo Đông y, rau lủi có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hoà máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, nhức đầu, cầm máu tốt, điều hoà huyết áp, điều hoà kinh nguyệt, giải độc… Dưới đây là một số công dụng của rau lủi: - Trị tiểu đường:  Sáng chiều, nhai n

Cỏ nến chữa ghẻ ngứa

Vị thuốc thông dụng nhất từ cây cỏ nến là phấn hoa lấy từ hoa đực. Cỏ nến còn có tên gọi là bồn bồn, hương bồ thảo, thủy hương. Cây cao 1-3m. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải giống như lá lúa, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân. Hoa đơn tính, thành bông dày, đặc, hình trụ, bông đực có lông màu nâu đậm, có răng ở chóp; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều.   Vị thuốc thông dụng nhất từ cây cỏ nến là phấn hoa lấy từ hoa đực. Khi hoa nở, nhị bắt đầu nứt, cắt lấy những bông đực, đem về phơi khô, rồi lăn và xoa nhẹ cho hạt phấn rơi ra (thường hứng qua rây để loại bỏ tạp chất). Thường sấy khô làm thuốc.   Dược liệu cỏ nến được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là bồ hoàng. Theo Đông y, bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh can, tỳ và tâm bào, có tác dụng hoạt huyết, chữa hành kinh đau bụng, ghẻ ngứa...   Chữa đau bụng khi hành kinh, kinh nguyệt không đều:  Bồ hoàng và lá lốt, mỗi vị 50g. Bồ hoàng sao vàng, lá lốt tẩm muối sao và tán mịn. Trộn đều 2 thứ trên, luyện với mật thành viên bằn

Các thuốc có thể gây hại cho mắt

Khi dùng thuốc nếu thấy có những biểu hiện bất thường ở mắt bạn hãy nói ngay với bác sĩ của bạn về những khó chịu trên. Cơ thể chúng ta là một tổng thể hữu cơ của các mô và cơ quan có mối liên hệ ràng buộc cũng như quan hệ qua lại với nhau. Do vậy, sức khỏe thị giác cũng gây ảnh hưởng và chịu tác động từ tất cả các cơ quan khác trên cơ thể. Cũng bởi vậy mà thuốc khi can thiệp đến một tình trạng nào đó của cơ thể thường sẽ ảnh hưởng cả đến cơ quan thị giác.   Việc hình thành mối quan hệ nhân quả thuốc - tác dụng phụ trên mắt đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và nghiên cứu công phu. Có những tác hại có thể biểu hiện cấp tính nhưng có những tác hại mang tính nguy cơ tiềm tàng.   Tuy nhiên, những khuyến cáo sau đây từ các nhà nhãn khoa Mỹ thiết nghĩ là cần thiết cho các đồng nghiệp khác cũng như cho tất cả những ai dùng thuốc bừa bãi không cần đi khám, dùng thuốc theo truyền miệng hay kéo dài đơn thuốc không biết chừng mực... Thuốc gây hại cho võng mạc Ảnh minh họa Plaquenil (hydroxchloriqu