Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thể thao và sức khỏe

Tập thể dục lúc xẩm tối tốt cho sức khỏe

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, việc tập thể dục vào lúc xẩm tối đem lại nhiều lợi ích hơn là vào buổi sáng như mọi người vẫn nghĩ. Các nhà nghiên cứu cho biết, lúc khỏe nhất và lúc yếu nhất trong một ngày của con người đều tuân theo một quy luật nhất định, trong đó thời gian thể lực phát huy được tốt nhất phần lớn là vào lúc xẩm tối.

Thiền để đẩy lùi ung thư vú

Theo một nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Saint Joseph (Mỹ), tập thiền có thể giúp các phụ nữ bị ung thư vú giảm căng thẳng và cải thiện được tình trạng sức khỏe. Cuộc nghiên cứu kéo dài trong hai năm trên 130 phụ nữ bị ung thư vú, có độ tuổi từ 55 trở lên. Một nhóm được chăm sóc với điều kiện thông thường và một nhóm có áp dụng phương pháp tập thiền trong quá trình điều trị. Tất cả đều được kiểm tra tình trạng sức khỏe sáu tháng/lần.

Ngồi thiền – liệu pháp chữa bệnh hiệu quả

Theo các nhà nghiên cứu lâu năm về thiền khẳng định: Đây là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Thời gian qua nhiều độc giả gửi câu hỏi tới tòa soạn nhờ giải đáp thắc mắc việc ngồi thiền đơn giản chỉ để thư giãn, giảm stress hay chữa bệnh. Theo các nhà nghiên cứu lâu năm về thiền khẳng định: Đây là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Người dân làm lễ, ngồi thiền tại chùa Liên Phái (phố Bạch Mai, TP Hà Nội).  Thiền bù đắp năng lượng thiếu hụt Võ sư, lương y Nguyễn Khắc Chương có nhiều năm nghiên cứu về thiền cho biết: Thiền có thiền tĩnh và thiền động. Nó là cách tĩnh tâm an thần, giúp cho con người khoẻ về thể lực, trí lực cũng như tâm lực và trí tuệ. Trong tập luyện ý thức là dương, khí là âm. Tâm động khí mới vận hành, tâm xuất khí mới hành. Vì thế, khi tâm thần rối loạn, hoang mang lo sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ, dễ gây bệnh. Khi buồn quá khí yếu, vui khí tăng. Việc ngồi thiền sẽ khắc chế những cảm giác đó, điều tiết giúp nguồn khí trong cơ thể được ổn định. “Trong thiền có nhiều phái

Một số chỉ dẫn về thiền

Để có thể tiến bộ nhanh trong thiền định, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn sau: • Không ngắt quãng Hãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này. • Tập luyện hai lần một ngày không thay đổi Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút, hai lần một ngày không thay đổi. • Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày Hãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng

5 KHÓ KHĂN CHÍNH KHI NGỒI THIỀN…

Thực tập thiền mang đến những lợi ích kỳ diệu cho tinh thần và thể chất của chúng ta. Thế nhưng, khi mới ngồi thiền, Chap đã gặp không ít khó khăn với những yếu tố cả ngoại cảnh lẫn nội tâm tác động. Sau một thời gian nỗ lực khắc phục, Chap cũng rút ra một số kinh nghiệm và xin chia sẻ với mọi người qua bài viết hôm nay để những ai mới tiếp xúc với thiền cũng biết cách để vượt qua những khó khăn ban đầu như mình. 1. Không gian ngồi thiền Với người mới tập thiền thì không gian ngồi khá là quan trọng. Bởi khi đó, sự tập trung của mình chưa cao nên cần một không gian lý tưởng để hỗ trợ cho sự thực tập thiền. Không gian lý tưởng ở đây là một không gian thoáng đãng, yên tĩnh. Các bạn nên ngồi trong phòng, không nên ngồi thiền ngoài trời bởi mình dễ bị nhiều yếu tố bên ngoài tác động như thời tiết, âm thanh… Phòng ngồi thiền cần có cửa sổ để lưu thông khí, không có ruồi muỗi hay mùi lạ để tránh làm ảnh hưởng đến sự tập trung của chúng ta khi thiền. Nếu phòng có muỗi hay các sinh vật khác, cá

NGỒI THIỀN

Sao các bạn không cùng ngồi thiền chút cho tâm nhẹ nhàng hơn nhỉ? Nào, để xem trước khi ngồi thiền, ta phải chú ý điều chỉnh tâm lý thế nào để ngồi thiền hiệu quả hơn nào!

9 nguyên tắc để có bài tập yoga hiệu quả

Yoga mang đến cho chúng ta sức mạnh thể chất và tinh thần tuyệt vời, thay đổi cuộc sống của bất kỳ ai. Phương pháp tập yoga chính xác sẽ phát huy sự diệu kỳ mà bộ môn này mang lại cho người tập. Bên cạnh việc tập chuẩn xác các động tác, kết hợp nhịp nhàng với hơi thở thì khâu chuẩn bị ban đầu cho buổi tập yoga cũng rất quan trọng. Bài viết này, Chap sẽ gợi ý cho các bạn những bước chuẩn bị để có bài tập yoga hiệu quả. 1.      Không gian tập Không gian tập là một yếu tố quan trọng trong khi tập yoga. Nơi tập của chúng ta cần yên tĩnh, không khí trong lành. Mỗi động tác yoga đều có sự phối hợp nhịp nhàng của việc hít thở sâu. Nếu tập ở một không gian bí bách với bầu không khí không có sự lưu thông hoặc ô nhiễm thì các bài tập sẽ không phát huy tối đa hiệu quả. Sự yên tĩnh giúp ta tập trung hơn vào từng động tác và hơi thở của mình. Với những người mới bắt đầu, nên tập trong phòng, có cửa sổ thông thoáng, không nên tập ngoài trời để tránh nhiễm các loại gió độc khi cơ thể trở nên nhạy cảm

Hạn chế chấn thương khi tập yoga

Yoga là một khoa học trị liệu đã được thử nghiệm và tinh lọc qua hàng ngàn năm. Nó là một chuỗi các bài tập giúp con người phương cách hợp tự nhiên và chế ngự bệnh tật, đẩy lùi stress... Ngoài ra, yoga cũng giúp người tập trẻ hơn, đẹp hơn. Khi tập yoga, cần có hiểu biết nhất định để tránh những chấn thương gặp phải.   Nếu đang có bất kỳ bệnh hay chấn thương, nên báo với bác sĩ trước khi tham gia tập yoga. Học với thầy hướng dẫn giỏi, nên hỏi về kinh nghiệm và quá trình làm việc của họ. Làm nóng kỹ lưỡng trước buổi tập, gân cơ dây chằng “nguội” dễ bị tổn thương. Ăn mặc thích hợp để thực hiện đúng các tư thế vận động. Những người mới nên bắt đầu từ từ, tập các bài căn bản, chẳng hạn như tập thở, không nên cố gắng kéo giãn quá mức từ đầu. Nếu bạn không hiểu rõ một tư thế hay một vận động nào đó, nên hỏi kỹ càng người hướng dẫn. Nhận biết đâu là giới hạn. Không cố gắng thực hiện một động tác quá mức kinh nghiệm của bản thân hay khi cảm thấy bị gò ép. Hiểu rõ đang tập loại yoga nào. Có hàng

Phép dưỡng sinh cho “cửa sổ tâm hồn”

Dân gian có câu : “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, ý muốn nói đến vai trò cực kỳ quan trọng của đôi mắt đối với cuộc sống con người. Và cũng chính vì vậy mà từ xa xưa cổ nhân đã thực hành và chiêm nghiệm rất nhiều biện pháp để dưỡng sinh đôi mắt. Có thể kể ra một số ví dụ cụ thể sau đây : - Sáng sớm khi tỉnh giấc, xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi ấp lên mắt ba lần, đồng thời tưởng tượng thấy cảnh đồng quê hoặc những gương mặt mình yêu dấu. Buổi tối, trước khi đi ngủ, dùng ba ngón tay trỏ, giữa và nhẫn khép vào nhau vuốt nhẹ hai mắt từ trong ra ngoài năm lần. Động tác này được gọi là “Phát thần quang”. - Dùng hai bàn tay che hai mắt, nhắm mắt lại rồi từ từ day tròn con ngươi 36 lần. Tiếp đó, dùng hai ngón tay trỏ đặt vào hai khóe mắt sát cạnh sống mũi day trong 1 phút. Vị trí đó gọi là huyệt “Tình minh” có công dụng làm sáng mắt. Cuối cùng chớp mắt bằng cách một nhắm một mở, xen kẽ hoặc dùng cách nhắm mắt rồi cố gắng nhướn mày thật cao trong khi mắt vẫn nhắm. - Đứng thẳng,

Xoa bóp trị viêm khí phế quản mạn ở người cao tuổi

Viêm phế quản mạn là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể tự tiến hành một số thủ thuật xoa bóp sau để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị. Nguyên nhân là do sức đề kháng của người cao tuổi giảm sút, dễ mắc các bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm khí quản cấp tính nhưng không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm nên chuyển thành mạn tính. Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi như khói bụi, hút thuốc, do cơ địa dị ứng đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính từ khi còn nhỏ… Triệu chứng ban đầu là ho kèm theo khạc đờm, xảy ra nhiều lần trong một năm, ban đầu 4-5 lần một năm, mỗi lần 10-15 ngày, về sau thường xuyên và kéo dài hơn, ho nhiều vào sáng sớm hoặc khi lao động nhiều kèm theo có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ. Một số trường hợp nặng bệnh có thể gây biến chứng giãn phế quản dẫn đến suy tim. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị khó thở, đau ngực.

Các bài tập giúp giảm cân hiệu quả

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, để giảm cân hiệu quả thì cần phải chọn bài tập phù hợp giúp đốt cháy calo.   Dưới đây là 4 bài tập lý tưởng giúp đốt cháy calo dư thừa. 1. Aerobic đốt 800 cal/giờ Đây là bài tập phù hợp nhất cho nhiều chương trình giảm cân. Mục tiêu là rèn luyện cơ chân, cơ hông và cơ đùi. Săn chắc những khối cơ này được xem là ước mơ của nhiều phụ nữ. Bạn có thể luyện tập 1 giờ/ngày và sẽ thấy cải thiện đáng kể trong vòng 2 tuần. 2. Đạp xe đốt 500-100 cal/giờ Lượng calo được đốt cháy phụ thuộc vào mức độ đạp nhanh hay đạp chậm. Loại bài tập này đốt cháy khá nhiều calo. Nếu bạn không có thời gian để đạp xe vào buổi sáng thì có thể tập bằng máy tập tại nhà sau giờ làm việc. 3. Bơi đốt 800 cal/giờ Với bài tập này thì không ai có thể lười được. Bể bơi và một thân hình chuẩn luôn là sự hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người. Bơi trong 1 giờ có thể đốt cháy calo rất nhanh cũng như luyện tập được toàn bộ các khối cơ trên khắp cơ thể. 4. Chạy đốt 800 cal/giờ Chạy là bài tập hiệu quả nhất

Hai bài tập vẩy tay chữa viêm niêm mạc dạ dày

Hai chân đứng trang công (hai chân đứng mở bằng vai, mũi bàn chân xoay vào nhau 10 độ, trùng gối, nổi ngực, óp bụng, thu mông, nhíu hậu môn). Sau khi tòa soạn đăng bài "Vẫy tay không chữa được bệnh mạn tính" bạn Dương Thu Lan (Hương Sơn, Hà Tĩnh) muốn nhờ toà soạn hướng dẫn các bước luyện tập cụ thể của phương pháp này và các bài tập để chữa bệnh viêm niêm mạc, hang vị dạ dày. Trong 4 thế vẩy tay gọi là khai mở kình khí gồm án kình, vẩy kình, thoát kình và thông kình thì án kình và thông kình có tác dụng đối với dạ dày nhưng hiệu quả không cao bằng bài tập khí công, do đó, chúng tôi sẽ giới thiệu cả hai bài tập này để bạn đọc tham khảo. Án kình:  Hai chân đứng trang công (hai chân đứng mở bằng vai, mũi bàn chân xoay vào nhau 10 độ, trùng gối, nổi ngực, óp bụng, thu mông, nhíu hậu môn). Hai tay song song thân trước vai trụy khuỷu để hai tay lỏng, thu cằm để mạch đốc thẳng. Thực hiện rung động 10 đầu ngón tay trong vòng 3 - 5 phút. Tiếp theo rung lắc toàn bộ bàn và ngón tay làm

Bấm huyệt đơn giản chữa nôn mửa

Cách thứ nhất dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào phần gân mềm nằm giữa xương ngón trỏ và ngón cái, day liên tục trong 5 phút. Hoặc ấn mạnh ngón cái lên huyệt cổ tay. Ngày xưa, thời nhà tôi vẫn còn lợp mái tranh, mỗi lần tôi bị nôn, bố mẹ thường lấy vài cộng tranh trên mái nhà nhét vào tai một lát là hết. Khi tôi hỏi, bố nói đó là mẹo dân gian được ông bà truyền lại. Bây giờ tôi đã lập gia đình nhưng ở nhà xây chứ không lợp bằng mái tranh nữa, mỗi lần con cái nôn trớ chẳng biết lấy đâu ra cộng tranh để nhét vào tai cho con. Sau này được một người bạn mách cho 2 cách bấm huyệt đơn giản, tôi đã áp dụng thấy khá hiệu quả xin chia sẻ cùng mọi người: Cách thứ nhất chữa nôn mửa do bệnh:  Hãy dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào phần gân mềm nằm giữa xương ngón tay trỏ và ngón cái (bấm ở giữa vùng chữ V). Cứ như thế ấn mạnh và day ngón tay liên tục trong vòng 5 đến 7 phút sẽ khỏi. Cách thứ hai nếu bị nôn khi đi xe:  Dùng đầu ngón tay ấn mạnh lên huyệt cổ tay và giữ chừng 3 đến 5 phút sẽ hết. Tư thế bấm hu

Túc Tam lý, huyệt trường sinh và nâng cao sức đề kháng

Túc Tam Lý đựơc  xem là huyệt trường sinh với nhiều ý nghĩa. Năng kích hoạt Túc Tam lý giúp điều lý Tỳ Vị, tăng cường sự lưu thông khí huyết, gia tăng chức năng miễn dịch và kéo dài tuổi thọ . Trong  y  học dưỡng sinh cũng như trong Châm cứu học có lẻ không ai là không biết đến huyệt Túc Tam lý (TTL). TTL không chỉ là 1 trong  số  những huyệt vị có tần suất sử dụng hàng đầu trong châm cứu mà còn là huyệt có nhiều tác dụng, từ chữa các bệnh về hệ thống tiêu hoá, tim mạch đến ý nghĩa  bồi  bổ  nguyên khí , tăng cường sức miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.   Hiện nay, trong số các biện pháp nhằm gia tăng sức đề kháng để chống lại sự tác hại của các loai vi trùng vi khuẩn gây bệnh, có lẻ  năng vận động thân thể và thường kích hoạt huyệt TTL là biện pháp tự nhiên và đơn giản nhất.               TTL   nằm ở dưới  mắt  đầu gối ba  thốn  và cách bờ xương ống chân một  thốn (ở người Việt Nam trung bình, 1 thốn khoảng 1,8cm) .  Có thể xác định huyệt bằng cách úp lòng bàn tay trên đầu gối, (bàn tay p

Bấm huyệt chữa suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là bệnh hay gặp ở tuổi già, nguyên nhân thường do quãng thời gian lao động nặng nhọc, ăn uống kém chất dinh dưỡng. Ngoài việc dùng thuốc ra, có thể giảm bệnh nhờ bấm huyệt và cứu bằng mồi ngải.   Cứu bằng mồi ngải:  Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy bản cuốn thành điếu ngải bằng ngón tay. Khi cứu thì châm lửa hơ trên huyệt từ 3 - 5 phút cho đến khi vùng huyệt và toàn thân nóng ấm là được. Bấm huyệt túc tam lý : Vị trí huyệt nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới ngoài xương bánh chè ba khoát ngón tay (ngang một bàn tay) và cách bờ xương ống chân một khoát ngón tay (khoảng 1,8cm). Dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh và vuông góc vào huyệt để tạo tác dụng tối đa. Mỗi ngày có thể day bấm 3 - 5 phút.   Khi bấm tạo được cảm giác căng tức tại huyệt vị là đạt yêu cầu. Nên bấm huyệt túc tam lý cả hai bên trước và ngay sau khi cơ thể lao động xong. Ngoài bấm huyệt và châm ngải ra, người bệnh nên bổ sung vitamin, khoáng chất, chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, khi khỏi bệnh cần tập luyện