Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc và sức khỏe

Lá lốt chữa đau xương, thấp khớp, đổ mồ hôi tay chân

Theo Đông y, lá lốt có vị cay tính ấm có tác dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); kháng viêm, chỉ thống (giảm đau). Lá lốt là loại cây mềm, cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong. Phiến lá dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống dài. Cụm hoa mọc thành bông. Cây lá lốt mọc hoang trong vùng rừng núi ẩm thấp và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Bộ phận dùng, chế biến: Dùng lá, thu hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa hay rễ. Thường dùng tươi hoặc phơi khô. Công dụng, chủ trị: Dùng lá lốt làm gia vị, thuốc chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân. Liều dùng: Ngày dùng 5 - 10g lá phơi khô hay 15 - 30g lá tươi. Sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Dùng tươi dạng thuốc sắc để ngâm tay chân hay đổ mồ hôi, ngâm đến khi nước nguội thì thôi. Những bài thuốc có sử dụng lá lốt Chữa đau do chấn thương: Lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo liều lượng bằng nhau (

Tác dụng phòng bệnh của vỏ trái cây

Khi ăn hoa quả mọi người thường có thói quen vứt vỏ đi mà không biết vỏ hoa quả là loại “thuốc hay” có thể phòng chống bệnh tật. 1. Vỏ dưa hấu Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.   2. Vỏ bí đao Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.   3. Vỏ dưa chuột Một số người khi ăn dưa chuột thường gọt vỏ đi, thật là lãng phí. Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.   4. Vỏ chuối Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạ

Cây hoàn ngọc chữa dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Bạn tôi nói cây chữa được rất nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường... Tôi đã trồng rất tốt nhưng chưa sử dụng vì chưa rõ thực hư thế nào? Tôi bị bệnh tăng huyết áp, rối loạn tiền đình mạn tính, bị bệnh tiểu đường tuýp 2 mạn tính. Cuối năm 2008, tôi được ông bạn cho một cây hoàn ngọc về trồng và sử dụng. Bạn tôi nói cây chữa được rất nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường... Tôi đã trồng rất tốt nhưng chưa sử dụng vì chưa rõ thực hư thế nào? Mong tòa soạn tư vấn tôi có nên dùng không?   Đào Anh Sáo (Hà Nam) PGS.TSKH Trần Công Khánh trả lời: Trước hết bạn cần phải xác định xem đó có phải là cây hoàn ngọc (xuân hoa, tú lình, con khỉ, nhật nguyệt...). Đây là một cây làm cảnh được trồng phổ biến ở nước ta và rất dễ nhầm lẫn với cây khác. Điểm dễ nhận biết của cây xuân hoa: Cây bụi, cao từ 1 - 3m, sống nhiều năm, thân non, mềm, màu xanh lục, phần già hoá gỗ màu nâu. Khi vò tươi thấy lá nhớt và hơi dính tay. Cuống lá dài khoảng 2cm, gốc phiến lá men xuống cuống lá. Cụm hoa dài 10 - 16cm ở

Cách phòng tránh loét thực quản do thuốc

Uống thuốc ít nước, uống thuốc rồi nằm nghỉ ngơi ngay... cũng dễ dẫn đến những tổn thương ở thực quản mà người bệnh không ngờ đến. Bà Huỳnh Xuân T., 43 tuổi, đến khám tại BV Đại học Y dược TPHCM một ngày cuối tháng 6. Bốn ngày trước bà T. đi khám phụ khoa và uống liều thuốc điều trị đầu tiên với khá ít nước. Ngay trong ngày hôm đó, bà bắt đầu có cảm giác đau rát âm ỉ liên tục ở vùng ngực sau xương ức và vùng bụng trên rốn; đặc biệt là khi ăn uống. Nội soi tiêu hóa tại bệnh viện phát hiện có một vết loét đường kính 15mm ở thực quản (đoạn ống tiêu hóa nối từ miệng đến dạ dày). Đây là bệnh cảnh loét thực quản cấp tính do thuốc khá điển hình và thường gặp tại các bệnh viện. Những sai lầm... dễ tránh Một yếu tố khá quan trọng khi uống thuốc nhưng lại ít được đề cập và quan tâm đúng mức là cần phải uống thuốc đúng cách. Ngoài vấn đề thường được dặn dò như cách sử dụng thuốc trong ngày (số lần, liều dùng, nên uống trước hoặc sau ăn...) thì hầu như người bệnh có rất ít thông tin về việc nên uố

Thuốc và chế độ ăn cho người bị táo bón

Táo bón là bệnh rất phổ biến hiện nay. Đặc biết là ở giới làm việc văn phòng ngồi nhiều và ít vận động. Bệnh cũng thường gặp ở những bà mẹ trong thai kỳ hoặc đang ở cữ. Ngoài ra do ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước), ít vận động, stress, hoặc do thuốc...khiến cho táo bón là nỗi lo lắng, khó chịu không phải của riêng ai. Điều trị táo bón có thể dùng thuốc nếu bệnh ở mức độ nặng. Nhưng chủ yếu chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau: - Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil), - Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. - Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn - Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn. - Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara), tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc dạng viên

Việc nghiền nhỏ viên thuốc hoặc bẻ đôi viên thuốc hoặc mở nang thuốc lấy bột không chỉ làm giảm chất lượng điều trị của thuốc mà còn có thể gây tai biến do thuốc. Trong thực tế, nhiều người đã tự tiện nghiền nhỏ viên thuốc hoặc bẻ đôi viên thuốc hoặc mở nang thuốc lấy bột hoặc hạt thuốc bên trong ra cho dễ uống. Việc làm này xảy ra nhiều hơn khi dùng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi. Làm như vậy không chỉ làm giảm chất lượng điều trị của thuốc mà còn có thể gây tai biến do thuốc. Sau đây là một số dạng thuốc cần uống nguyên vẹn viên thuốc:   Dạng thuốc bao tan trong ruột Đây là dạng bào chế giúp thuốc không tan rã ở dạ dày mà chỉ tan ở phần đầu ruột non (tức tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của thuốc bao tan trong ruột là: ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH8), ngăn ngừa dược chất bị hủy hoại bởi acid dịch vị (như viên nang zymoplex chứa các vi hạt bao tan ở ruột. Thực chất vi hạt chứa dược c

Mẹo trị đau răng không cần thuốc

Trong nhiều trường hơp, các loại thuốc tây mà bạn đã mua để uống không làm cho các cơn đau nhức răng giảm đi. Vậy thì hãy thử chuyển sang dùng các mẹo trị đau răng với các loại thảo dược dưới đây xem sao nhé. Bỗng một ngày bạn phải chịu những cơn đau răng khủng khiếp. Và cơn đau răng này có thể tiếp diễn trong những ngày tiếp theo với tần suất liên tục, hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện, nhưng mỗi lần xuất hiện khiến bạn vô cùng đau đớn và khó chịu. Chắn chắn bạn nghĩ ngay tới việc phải đi khám và mua thuốc uống. Nhưng mua thuốc uống thì đơn giản chứ việc đi khám lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ví dụ như bạn quá bận chẳng hạn. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, các vết nứt trong răng, bất kỳ chấn thương nào của răng, viêm xoang, nhiễm trùng do răng khấp khểnh… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Trong nhiều trường hơp, các loại thuốc tây mà bạn đã mua để uống không làm cho

Dị ứng thuốc: Rất nguy hiểm!

Kết quả phân tích 420 hồ sơ của bệnh nhân bị phản ứng thuốc và điều trị tại BV Da liễu TPHCM cho thấy có đến 65,8% trường hợp do tự ý mua thuốc uống. Mới đây, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu BV Nhi Đồng 1 (TPHCM) đã một phen chạy đua với tử thần để giành mạng sống cho bệnh nhi Đỗ Phủ P. (9 tháng tuổi, ngụ tỉnh Phú Yên) bị dị ứng thuốc. Uống theo toa cũng dị ứng Trước đó, bé P. được một bác sĩ phòng mạch tư chẩn đoán, kê toa cho uống một loại xirô trị hen và bị phù nề sau 5 ngày sử dụng. Do toàn thân phù nề, nhiễm độc da, lở loét, bệnh nhi được chuyển đến BV Nhi Đồng 1 cấp cứu, lọc thận, giải độc... Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhi P. bị hội chứng Steven Johnson do dị ứng thuốc. Đây là biến chứng thuộc nhóm rất nặng, tỉ lệ tử vong cao.         Những trường hợp như bệnh nhi P. là khá phổ biến tại BV Nhi Đồng 1, với hàng chục ca được cứu sống mỗi năm. Nhiều bệnh viện khác trên địa bàn TPHCM cũng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị dị ứng thuốc, mỹ phẩm. Đán

Các bài thuốc độc đáo từ dừa

Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn xơ quả đem xé sợi vê thành điếu thuốc, hút ba ngày liên tục, bệnh viêm xoang sẽ đỡ. Y học cổ truyền coi dừa là vị thuốc lạ, kỳ thú. Ngoài tác dụng nêu trên, nước dừa còn làm dịch truyền, dịch pha chè - thuốc khi cần thiết. Xơ dừa được đốt tồn tính (cháy đen nhưng không ra bột), uống ngày 4 gam    đến 10 gam với rượu hay sắc uống, giúp chữa gân xương đau nhức. Cùi dừa ích khí, bổ dưỡng, nhuận tràng. Khi ngực và vùng thượng vị đau dữ dội và đột ngột, lấy cùi dừa đốt tồn tính, tán bột, dùng 4 gam uống với rượu, cơn đau sẽ giảm. Để chữa đau dạ dày, người ta lấy 200 ml nước dừa già trộn 150 gam hạt bí đỏ, đun nhỏ lửa cho cạn rồi ăn. Sọ dừa đốt tồn tính, tán mịn giúp chữa chảy máu cam, nôn. Mỗi lần uống 4 gam bột dừa với rượu hoặc nước chín. Hoa dừa có tác dụng chữa sốt. Lấy hoa cái non nghiền nát thành bột nhão, đắp lên trán, sau đó dùng vải sạch thấm nước dừa đắp lên trán và mắt để hạ nhiệt. Rễ dừa chữa kinh nguyệt không đều, chảy máu. Nước h

Cẩn thận với thuốc giảm đau khi trẻ mọc răng

Thay vì dùng thuốc giảm đau, hãy cho trẻ ngậm núm vú giả để giảm cơn đau răng. Cha mẹ không nên sử dụng những sản phẩm chứa chất gây tê benzocaine để làm giảm cơn đau răng cho trẻ trừ khi được bác sĩ cho phép, theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Mỹ (FDA).   Benzocaine là chất gây tê cục bộ được tìm thấy trong các sản phẩm như Anbesol, Orajel, Baby Orajel, Orabase và Hurricane.    Theo Healthday, sử dụng gel benzocaine để làm giảm cơn đau răng và nướu có thể dẫn đến chứng rối loạn máu, có thể gây tử vong mặc dù trường hợp này hiếm xảy ra. Tuy vậy, theo FDA, trẻ dưới 2 tuổi đặc biệt gặp nhiều rủi ro trên. Năm 2006, FDA cũng đã cảnh báo mối nguy hại của benzocaine và từ đó đến nay đã có 29 ca bệnh rối loạn máu liên quan đến gel benzocaine. 19 ca là trẻ em, trong đó 15 ca là trẻ dưới 2 tuổi. Những triệu chứng của rối loạn máu bao gồm da, môi, móng có màu xanh, hoặc xám; hơi thở ngắn; mệt; đau đầu; đau đầu nhẹ và tim đập nhanh. Những triệu chứng của bệnh rối loạn máu đông xảy ra trong vài phút h

Hà Nội: Đình chỉ lưu hành một loại thuốc chống viêm

Loại thuốc viên nén bao phim Diclofenac 50mg vừa bị đình chỉ lưu hành bởi thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thuốc viên nén bao phim Diclofenac của Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex bị đình chỉ lưu hành bởi mẫu thuốc kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan. Cụ thể, loại thuốc viên nén bao phim Diclofenac 50mg, số lô: 256411, hạn dùng: 220814; số đăng ký: VD-6003-08 do Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex sản xuất bị đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ trên thị trường. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Giám đốc Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex thực hiện thông báo thu hồi toàn bộ lô thuốc nêu trên, gửi báo cáo thu hồi, hồ sơ thu hồi về Sở y tế trước ngày 9/8/2012. Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn khẩn trương rà soát, thu hồi lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên (nếu có). Thuốc Diclofenac là một

Vị thuốc trừ trái sa kê

Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Sa kê tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ nước ta. Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh.   Theo Đông y, cây sa kê có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa.   Cụ thể: Thịt của trái sakê có tác dụng bổ tỳ, ích khí; hạt sakê thì bổ trung ích khí, lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng tiêu viêm, tiêu độc, dùng để trị ghẻ; nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất hiệu quả; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá già (còn tươi) nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị

Không được ngưng dùng atenolol đột ngột

Atenolol thường được bác sĩ dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm...   Atenolol có ưu điểm là không làm tăng hoặc làm tăng rất ít sức cản của mạch ngoại biên. Trong điều kiện có stress với tăng giải phóng adrenalin từ tuyến thượng thận, thuốc không làm mất sự co mạch sinh lý bình thường.   Ở liều điều trị tác dụng co cơ trơn phế quản của thuốc kém hơn so với thuốc chẹn thụ thể beta không chọn lọc nên có thể điều trị cho cả những người có bệnh hen phế quản nhẹ hoặc bệnh phổi tắc nghẽn khác. Khi điều trị cho người bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh phổi tắc nghẽn cần phải được kết hợp với thuốc chủ vận thụ thể beta-2 theo đường hít dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa về hen.     Ngoài ra, thuốc cũng có thể dùng được cho người có bệnh đái tháo đường (do thuốc ít ảnh hưởng đến giải phóng insulin và chuyển hóa carbohydrate. Phản ứng tim mạch đối với hạ đường huyết không bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa bởi thuốc này).   Ở người

Chữa hóc xương cá từ bưởi

Khi hóc xương cá, nên đập dập hạt bưởi rồi hòa vào nước sôi để uống... Mùa bưởi đang đến gần, mỗi chúng ta hãy tận dụng loại quả này làm thuốc chữa bệnh theo cách của dân gian nhé!    Bị hóc xương cá   Khi hóc xương cá, nên đập dập hạt bưởi rồi hòa vào nước sôi để uống. Cũng có thể đun hạt bưởi với lá nam thiên uống.   Bị gai đâm không nhổ ra được   Nướng cháy hạt bưởi rồi đánh với cơm vừa chín thành bột hồ, bôi lên chỗ bị gai đâm. Khi đó, có thể lấy gai ra được.   Chốc đầu   Để trị bệnh chốc đầu ở trẻ em, lấy hạt bưởi bóc vỏ cứng đốt thành than, nghiền nhỏ và rắc lên vùng tổn thương, mỗi ngày 1 - 2 lần, liên tục trong 6 ngày.   Ho   Người già bị ho hen nên dùng cùi bưởi thái nhỏ, hấp cách thủy với kẹo mạch nha hoặc mật ong, ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần một thìa. Hoặc thái chỉ cùi bưởi, hãm với nước sôi uống thay trà.   Sảy thai và đau bụng sau khi sinh   Với phụ nữ bị sảy thai hoặc đau bụng sau khi sinh, cách tốt nhất là nấu nước vỏ bưởi uống.   Nếu kinh nguyệt không đều sau k

Lạm dụng thuốc thúc đẩy chiều cao: Dễ biến dạng các đầu chi

Các chuyên gia y tế cảnh báo, lạm dụng thuốc thúc đẩy chiều cao sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa, biến dạng các đầu chi.   Thấy con đến tuổi dậy thì mà chiều cao vẫn không cải thiện, nhiều bà mẹ đã mua thuốc tăng chiều cao cho con uống. Trong khi đó, các chuyên gia y tế cảnh báo, lạm dụng thuốc sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa, biến dạng các đầu chi. Ngộ nhận Không khó để tìm kiếm các loại thuốc tăng chiều cao bằng một cú click chuột. Rất nhiều lời quảng cáo hấp dẫn hiện ra: Bạn có thể cao thêm 2 inches (5cm) hoặc hơn chỉ trong vòng 4 - 6 tháng với thuốc bổ T...; Mỗi ngày, “bạn sẽ cao thêm từ 4 - 10cm trong 10 tuần tập luyện kết hợp với dùng thuốc bổ C... Với mong muốn cải thiện chiều cao, không chỉ các bậc cha mẹ mua cho con mà nhiều người ngoài 20 - 30 tuổi cũng tìm đến các loại thuốc đẩy chiều cao. Tuy nhiên, cho con uống thuốc cao chưa thấy nhưng tác hại thì đã rõ mười mươi. Chị Mai Thanh Bình (đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội) nghe có người chuyên bán hàng xách tay thuốc kích t

Mẹ chủ quan, con uống thuốc ho vẫn không khỏi

Không phải mẹ nào cũng biết chăm sóc và cho con uống thuốc đúng cách khi con có triệu chứng ho. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì ai cũng từng bị ho. Trẻ con dễ bị ho hơn người lớn do sức đề kháng thấp hơn. Bị ho cũng đồng nghĩa với việc trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, các bệnh tai mũi họng... Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng biết chăm sóc và cho con uống thuốc đúng cách khi con có triệu chứng ho. Bé Tép nhà chị Hồng rất ít khi bị ho nhưng cứ thấy con húng hắng ho một tí là chị lại sốt ruột và bắt con uống thuốc ngay lập tức mà không cần đưa con đi khám. Lần này cũng vậy, chỉ một đêm nằm điều hòa lạnh không đắp chăn mà hôm sau Tép có dấu hiệu ho khan. Ngay lập tức chị Hồng lại lấy lọ thuốc ho trước đó cho con uống. Đáng lẽ cần uống theo chỉ định ngày 2 lần thì chị tăng luôn lên 3 lần với mục đích "để cho con nhanh khỏi". Thế nhưng càng uống càng thấy con ho nhiều, con càng ho nhiều chị càng tăng liều lượng lên. Đến ngày thứ 3, chồng chị sốt ruột giục chị đưa con đi khám thì

Bị thiếu máu thì nên dùng thuốc gì để bồi bổ?

Mẹ em ít uống nước, uống sữa, ăn không đủ chất, em muốn mua thêm thuốc để bổ sung chất cho mẹ. Thưa bác sĩ, Mẹ của em năm nay 58 tuổi, trước đây đã từng điều trị xong sỏi thận. Vì mẹ em ít uống nước, uống sữa, ăn không đủ chất, em muốn mua thêm thuốc để bổ sung chất cho mẹ em (thiếu máu, móng tay chân nhăn giống như thiếu chất - canxi?). Tiền sử: từng bị suy nhược cơ thể, rối loạn tiền đình, đã điều trị sỏi thận. Rất mong bác sĩ tư vấn cho em loại thuốc phù hợp để bổ sung chất cho mẹ em. (H.V. Nghiêm - TPHCM)     Trả lời:   Chào em,   Qua thư em mô tả, các biểu hiện bệnh của mẹ em (thiếu máu, rối loạn tiền đình, sỏi thận...) đều có liên quan với nhau. Ví dụ mẹ em ăn uống ít, không đủ chất, lâu ngày dẫn đến suy kiệt, thiếu máu sẽ đưa đến tình trạng mệt, chóng mặt khi thay đổi tư thế (mà bị quy cho là rối loạn tiền đình). Để khắc phục tình trạng trên, trước tiên cần tìm nguyên nhân của bệnh thiếu máu, ví dụ mẹ em có bị rong kinh trước khi mãn kinh không, mà đôi khi vì ngại mẹ em không nó

Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ tai

Phải nhỏ đúng số giọt, số lần theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý bỏ liều hoặc ngưng sử dụng dù triệu chứng bệnh có giảm. Tai là nơi thường có những tạp khuẩn, bụi, dị vật rất dễ gây viêm nhiễm nếu giữ vệ sinh không tốt. Bên cạnh đó, tai cũng thường bị nhiễm khuẩn nếu có ráy tai, dùng những vật ngoáy tai, làm tổn thương tai. Trong điều trị viêm tai, cách sử dụng thuốc nhỏ tai rất quan trọng. Thuốc nhỏ tai được bào chế dưới dạng dung dịch chỉ dùng để nhỏ vào tai, không được dùng cho các mục đích khác và cũng không dùng để bôi hoặc nhỏ vào chỗ khác. Thuốc nhỏ tai có nhiều loại, tùy theo thành phần hoạt chất là loại gì mà mục đích sử dụng để chữa triệu chứng hay nguyên nhân gây bệnh. Khi dùng thuốc hầu như chỉ tập trung ở tai nên đạt hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn so với các dạng thuốc khác. Các loại thuốc nhỏ tai Thuốc kháng sinh:  Các thuốc nhỏ tai có thành phần hoạt chất là các loại thuốc kháng sinh, hiện nay có rất nhiều dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn ở tai như kháng sinh gen

Có được dùng thuốc và thực phẩm chức năng cùng nhau?

Mấy tháng nay, tôi đọc thông tin trên báo có giới thiệu viên hỗ trợ tiểu đường TĐ CARE, nhưng là thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh. Xin hỏi, tôi muốn uống cả thuốc đang điều trị và cả thực phẩm chức năng này cùng một lúc có được không? Đào Anh Sáo (Phủ Lý, Hà Nam) DS Hy Văn Lạng , nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Yên Bái trả lời: Viên tiểu đường TĐ CARE có thể dùng kèm với thuốc Tây y, giúp tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh ngoại biên. Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược nên giúp hạ đường huyết từ từ, không gây hạ đường huyết đột ngột. Ưu điểm của sản phẩm là tương đối an toàn, có thể dùng dài ngày, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Bác nên uống 4 - 6 viên TĐ CARE/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Chúc bác sức khoẻ! Theo Khoa học & Đời sống

Điều trị thấp khớp dùng thuốc gì?

Tôi 32 tuổi, vừa rồi bị đau các khớp, tôi đi khám được biết là viêm khớp dạng thấp. Xin hỏi, bệnh này có nguy hiểm không và điều trị thế nào? (Nguyễn Thị Thúy - Hà Nội) Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, nó khá nguy hiểm vì khiến người bệnh đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến tàn phế. Quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, thông thường là suốt cả cuộc đời người bệnh. Phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, phục hồi chức năng và tái giáo dục lao động, nghề nghiệp. Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và tập luyện phục hồi chức năng. Việc điều trị bệnh cụ thể phải tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển khác nhau của bệnh. Mỗi giai đoạn khác nhau đòi hỏi các thuốc và những biện pháp hỗ trợ khác nhau. Có thể phân chia như sau: - Với thể nhẹ, giai đoạn I có thể dùng aspirin đường uống, để tránh  gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thuốc phải được uống sau khi ăn no hoặc chloroquin (delagyl