Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc và sức khỏe

Bài thuốc "bí truyền" chữa đau răng

Đau răng tuy không nguy hiểm, những rõ ràng khi phải chịu đựng cảm giác đau răng thì không dễ chịu chút nào. Bài thuốc đơn giản và hiệu nghiệm sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cảm giác đau răng. Không tự nhiên mà đau Đau răng thường là do các dây thần kinh ở chân răng bị sưng tấy hay nhiễm trùng. Mỗi chiếc răng đều có phần lợi (nướu) bao xung quanh, vì một lý do nào đó vùng lợi này sưng tấy hoặc viêm nhiễm cũng khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn. Nhưng phổ biến nhất đau răng chủ yếu do sâu răng gây nên. Sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai, với bất cứ đối tượng nào nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các cách vệ sinh răng miệng hay chế độ ăn uống không khoa học. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau răng: - Sâu răng - Sưng phồng hay viêm nhiễm nướu (lợi) - Do việc uống quá nhiều các loại nước giải khát có đường - Do sự phá hủy của cacbonhydrat và đường - Ăn uống không khoa học - Do viêm nhiễm răng - Do sự nứt hay vỡ răng Cách điều trị đơn giản - Ngâm một nhánh tỏi trong một chén n

4 món ăn từ hải sâm tư thận, tráng dương

Hải sâm là thực phẩm cao cấp, tính chất bổ dưỡng gần như nhân sâm. Trong Đông y, hải sâm là vị thuốc quý nên thường dùng bổ thận, tráng dương, ích tinh, thông trường, nhuận táo, chữa các chứng suy nhược, thường bồi bổ cho bệnh nhân vừa ốm dậy. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác, nhất là các vị thuốc bổ âm, để điều trị âm suy, làm cho chân âm mạnh lên, quân bình với dương, người khỏe mạnh. Một số món ăn - bài thuốc từ hải sâm tốt cho nam giới  Nấm - hải sâm - tôm he:  hải sâm đã ngâm nở 200g, tôm he 100g, trứng gà 3 quả, nấm đông, măng tre, thịt gà chín thái sợi, bột thịt hun một ít, mỡ hoặc dầu, rượu trắng, mì chính, muối, bột mì, nước luộc gà, hành, gừng lượng vừa đủ. Lấy 1 lòng trắng trứng gà đánh bông rồi trộn với bột mì. Nấm, măng chần qua nước sôi, để nguội vắt kiệt nước, trộn đều với thịt gà, cho thêm muối, mì chính, rượu trộn đều. Dùng muôi hình bầu dục tráng một lớp mỡ lớn rồi cho nửa muôi nước hồ trứng bột, lấy 3 thứ (nấm, măng, thịt gà) đã thái nhỏ làm nhân rồi phủ lên

Long nha thảo thuốc cầm máu

Long nha thảo hay còn gọi là tiên hạc thảo là loại cỏ sống lâu năm, cây mọc hoang ở vùng núi cao ở Lạng Sơn, Lào Cai. Ở một số địa phương, người ta hái lá non, chần qua nước sôi, tiếp đó dùng nước sạch rửa vài lần để trừ bỏ vị đắng chát, sau đó xào chín, làm món ăn trong bữa cơm thay rau. Long nha thảo toàn thân có nhiều lông nhung dài màu trắng.   Đầu mùa hè cây đâm mầm, mọc ra nhiều cành, lá xum xuê. Lá mọc so le, kép lông chim, mép có răng cưa to. Cạnh những lá chét to, có nhiều lá chét nhỏ, cả hai mặt lá đều mang nhiều lông. Hoa nhỏ mọc thành chùm mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa màu vàng. Và hoa tháng 4 - 7, quả tháng 8 - 10. Toàn cây được sử dụng làm thuốc, thu hái cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch, phơi trong râm cho khô. Long nha thảo có vị đắng chát, tính ấm đi vào 4 kinh Tâm, Phế, Can và Thận. Có tác dụng cầm máu, dùng chữa lỵ, sốt rét và bồi dưỡng cơ thể. Dân gian thường sử dụng long nha thảo làm thuốc cầm máu, chữa thổ huyết, khái huyết, sốt rét và mụn nhọt lở loét ngoài da… Một

Ðạm trong nấm có thể thay thế đạm động vật?

Hiện nay, nhiều bà mẹ đã có “sáng kiến” thay thịt, cá, trứng, sữa trong khẩu phần con trẻ bằng nấm, với suy nghĩ nấm là thực phẩm giàu chất đạm, mà đạm thực vật chắc sẽ tốt hơn đạm từ động vật? Giúp trẻ phòng tránh một số bệnh như tim mạch, béo phì, mỡ trong máu... Lựa chọn này liệu có đúng đắn? Giàu dinh dưỡng Trong nấm có chứa nhiều chất khoáng, các vi chất, các vitamin tan trong nước và các chất polysaccharide và triterpen… có tác dụng tăng cường chuyển hoá và tăng đề kháng cho cơ thể. Đây cũng là những thành phần giúp phòng một số bệnh như ung thư, tiểu đường, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng… Nấm có rất ít chất béo (trừ nấm rơm). Năng lượng cung cấp từ nấm không cao, khoảng 30kcal/100g nấm thường và 50kcal/100g nấm có chứa chất béo như nấm rơm (tức là chỉ bằng 1/8 - 1/10 năng lượng từ 100g gạo). Các loại nấm hay được sử dụng là nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm đông cô, nấm mèo (mộc nhĩ), nấm hương… Cao cấp hơn có nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo… Tr

Ðộc tố tự nhiên trong thực phẩm sạch

Một số loại rau, quả, thực phẩm trong quá trình sản xuất không sử dụng bất kể loại hóa chất nào xong mức độ chất độc tự nhiên của chúng rất cao. Các độc tố tự nhiên có thể gây ung thư và các bệnh hiểm nghèo bẩm sinh. Solanine:  Chất này được tìm thấy nhiều trong khoai tây. Màu xanh lá cây trên vỏ khoai tây chính là một chất diệp lục do củ khoai đã tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá nhiều. Solanine gây rối loạn dạ dày và liên quan đến chức năng của đường hô hấp. Các thí nghiệm trên động vật mang thai cho thấy solanine trong nhiều trường hợp gây ra sảy thai. Vì vậy bạn nên gọt vỏ khoai tây một lớp dày hơn hoặc cắt bỏ phần củ khoai có màu xanh để tránh việc hấp thụ lượng solanine quá lớn. Cyanogenic glycosides: Chất có hại này được tìm thấy trong nhiều loại rau củ như bắp cải, củ cải, cần tây… Mặc dù, thực tế các nhà khoa học cho rằng những thực phẩm này rất có ích trong việc phòng ngừa chống lại bệnh ung thư, nhưng chất độc này lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp dẫn đến

Hạt vừng chữa táo bón và rụng tóc

Ăn vừng đen thường xuyên, bạn sẽ có mái tóc khỏe, ít rụng. Loại thực phẩm này còn giúp chữa táo bón, cao huyết áp, mỡ trong máu... Theo thạc sĩ Trần Văn Trễ, Trưởng khoa Dược, Viện Y dược học TP HCM, vừng (mè) đen là một loại thuốc quý, có công dụng trị nhiều bệnh. Nó giàu đạm nhưng lại không chứa cholesterol gây hại. Vừng có lượng lớn acid béo không no, giúp làm giảm cholesterol trong máu và phòng chống xơ vữa động mạch. Chất sesamin và sesamolin trong vừng giúp ngừa chứng huyết áp cao và bảo vệ gan. Hạt vừng cũng bổ sung cho cơ thể một lượng lớn canxi và lượng đáng kể đồng, sắt, mangan, phốt pho, vitamin B1, kẽm, vitamin E, ma-giê.    Chè vừng đen nhiều tinh dầu, lợi cho tiêu hóa, bổ thận và tốt cho phụ nữ mang thai. Đông y cho rằng, vừng đen có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt bên trong, sát trùng...    Sau đây là một số cách chữa bệnh bằng hạt vừng: Đầy bụng: Nấu hạt vừng với nước, cho vào một thìa cà phê mật ong, uống ngày hai lần. Táo bón: Uống một chén dầu vừng hoặc nhai một nắm v

Viêm mũi vì thuốc

Chẳng thể ngờ chỉ điều trị mỗi cái chứng ngạt mũi do lạnh mà lại phức tạp đến thế. Chỉ vì thiếu hiểu biết mà chị Trang đã làm khổ con. Thời tiết thay đổi liên tục, đang nắng trời lại đổ mưa nên cu Ỉn bị ngạt mũi. Mới 2 tuổi nên khi bị ngạt mũi Ỉn quấy khóc cả đêm mà ban ngày cũng không chịu ăn uống gì. Chị Trang đưa con đi khám, bác sĩ kết luận Ỉn bị viêm mũi dị ứng. Bác sĩ hướng dẫn chị Trang nhỏ và rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý ngày 4-5 lần; nhỏ mũi sáng 1 lần và trước khi đi ngủ 1 lần bằng otrivine 0,05% trong 7 ngày rồi khám lại. Bác sĩ còn dặn chị Trang cần theo dõi con, nếu thấy có triệu chứng bất thường gì trong lúc dùng thuốc thì nên ngừng thuốc và đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Đêm ấy, sau khi nhỏ mỗi bên mũi 1 giọt otrivine cho con, sau vài phút Trang thấy cu Ỉn thở dễ và ngủ ngon lành. Mấy hôm sau Ỉn đã hết ngạt mũi và lại vui chơi như thường ngày. Từ đó, Trang coi otrivine như thần dược, hễ thấy con ngạt mũi là chị lại mua thuốc về nhỏ cho con. Cứ thế kéo dài vài năm

Quả trám trị viêm họng

Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Quả trám là một loại quả dùng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh tốt. Trám có nhiều loài khác nhau: trám trắng, trám đen, trám hồng. Quả trám còn gọi thanh quả hay cảm lãm (fructus canarii), được thu hái khi chín; có thể dùng tươi hoặc đem muối, sau đó phơi khô, hoặc sấy khô để chế các món ăn, có lợi cho hầu họng. Thành phần hóa học, quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu... và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo. Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả xanh có tác dụng giải độc. Quả chín có tác dụng an thần, trị động kin

Bệnh nấm kẽ chân và thuốc trị

Thời tiết ẩm ướt của mùa mưa và việc chân thường xuyên bị ướt là cơ hội cho một số bệnh da phát triển trong đó có bệnh nấm kẽ chân. Nấm kẽ chân dân gian còn gọi là bệnh nước ăn chân, viêm kẽ… Nguyên nhân thường do nấm trichophyton rubrum, thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân. Tổn thương là các đám đỏ da, mụn nước, trợt da, chảy dịch, bong da… đặc biệt rất ngứa. Điều trị bệnh nấm kẽ chân thường sử dụng thuốc kháng nấm, chỉ dùng đường bôi nếu bị nhẹ và dùng đường uống nếu bệnh nặng. Ngoài ra còn sử dụng một số thuốc kháng histamin để chống ngứa, thuốc kháng sinh và sát khuẩn tại chỗ nếu bội nhiễm thêm. Thuốc bôi tại chỗ Thuốc bôi tại chỗ có thể sử dụng các loại thuốc kháng nấm thông dụng hiện nay như: nhóm allylamine, nhóm azole (clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole). Mỗi loại thuốc bôi, từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có đặc điểm dược lý học và hiệu quả khác nhau, lưu ý sử dụng khác nhau nhưng khi dùng thuốc bôi chống nấm đều cần phải lưu ý một số vấn đề sau: Không

Cách dùng thuốc ở người cao tuổi

Khi cơ thể người cao tuổi đã lão hóa sẽ dần phát sinh ra nhiều bệnh mãn tính và họ dễ mắc nhiều bệnh cùng lúc, àng mắc phải nhiều bệnh thì càng phải uống nhiều thuốc. Có nhiều NCT mỗi ngày phải uống hàng chục loại thuốc khác nhau. Ở NCT, nhiều cơ quan trong cơ thể với chức năng hoạt động đã suy yếu nhưng lại mắc phải một bệnh hay nhiều bệnh mãn tính, thường hay dễ quên đôi khi bị sa sút trí tuệ, nên khó tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị… Việc sử dụng thuốc cho NCT cần chú ý những vấn đề sau: Khi thuốc vào trong cơ thể NCT, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của thuốc đã thay đổi nhiều so với bình thường. Do hệ thống tiêu hóa, hệ tuần hoàn, đặc biệt chức năng của gan và thận, tất cả đều đã suy yếu nên các quá trình trên chậm lại, khiến cho nồng độ thuốc gây hại tích tụ trong cơ thể. Trong quá trình điều trị bệnh cho NCT, thường nên khởi đầu bằng liều thấp và chỉ tăng liều dần khi cần đáp ứng yêu cầu điều trị. Việc sử dụng nhiều loại thuốc ở NCT khiến nguy cơ tương tác giữa c

Thuốc trị viêm cầu thận cấp

Mẹ tôi 56 tuổi, vừa rồi phải nằm điều trị ở bệnh viện vì bị viêm cầu thận cấp do nhiễm liên cầu. Tôi nghe nói bệnh này rất dễ tái phát và chuyển thành mạn tính. Như vậy có đúng không và làm thế nào để chữa khỏi bệnh hoàn toàn? Tôi xin cảm ơn! Hải Bằng (Bắc Giang)   Bệnh viêm cầu thận thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn ở họng, ngoài da. Vi khuẩn gây bệnh là liên cầu tan máu bêta nhóm A chủng 12. Bệnh thường khởi phát đột ngột, có thể có dấu hiệu báo trước như mệt mỏi, chán ăn, tức mỏi vùng lưng, sốt, viêm họng. Có 3 dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh là: phù, đái ra máu và huyết áp cao. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như tiểu ít, suy tim.     Điều trị bệnh này chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trước hết, bệnh nhân cần ăn nhạt và hạn chế uống nước. Dùng thuốc lợi tiểu furosemid viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch khi có phù phổi cấp. Furosemid được sử dụng khi bệnh nhân có tăng huyết áp, suy tim sung huyết và phù nề. Các thuốc hạ huyết áp khác có thể dùng là thuốc giãn mạch alphamethyldop

Viêm màng não mủ: Dùng thuốc không chuẩn, diễn biến khó lường

Viêm màng não mủ (VMNM) gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Đây là bệnh cần phải điều trị tích cực càng sớm càng tốt. Nếu điều trị muộn sẽ dễ đưa đến các biến chứng và di chứng nặng nề, nhất là đối với trẻ em. Trong điều trị, kháng sinh đóng vai trò chủ yếu. Làm sao để biết mắc bệnh? Bệnh có thể khởi phát từ các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc cũng có thể bệnh khởi phát đột ngột với một hội chứng nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh tiến triển nhanh chóng đến viêm màng não trong vài giờ. Bệnh nhân thường sốt cao trên 39oC, có kèm theo đau nhức, lạnh run, vã mồ hôi. Bệnh nhân có những cơn nhức đầu dữ dội, kéo dài, không giảm khi dùng thuốc giảm đau, sợ ánh sáng; buồn nôn, nôn vọt; táo bón và tăng kích thích da... Ở bệnh nhân lớn tuổi có biểu hiện lừ đừ, thay đổi tính tình, thường có triệu chứng lú lẫn, lơ mơ và có thể không sốt... Ở trẻ nhỏ thì khó nhận biết dấu hiệu kích thích màng não. Thường là trẻ bỏ bú, kém linh hoạt, khó chịu, quấy khóc, khóc thét bất th

Đậu đỏ chữa bệnh gan

Đậu đỏ không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc chữa nhiều bệnh. Trong đậu đỏ có nhiều protein dưới dạng albumin, lipit (chất béo) có nhiều axit béo không no, có nhiều vitamin B1, B2 và các khoáng chất quý hiếm có hoạt chất sinh học cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể nâng cao mức đề kháng... Trong Đông y, đậu đỏ còn được gọi là xích tiểu đậu là một vị thuốc trong Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể, dùng cho người hư nhược, mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh nở. Xích tiểu đậu còn là vị thuốc có tác dụng lợi thủy hành huyết tiêu sưng tấy, rút mủ. Dùng chữa các bệnh thuỷ thũng, ung nhọt, tả lỵ... Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da: Xích tiểu đậu 30g, táo tầu 30g, nhân hạt lạc 30g, đường cát lượng vừa đủ nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày. Chữa xơ gan cổ trướng: Đậu đỏ 200g, cá chép 300g (1 con). Cá chép làm sạch, bỏ nội tạng, vo sạch đậu đỏ, cho nước nấu thành canh, đậu mềm là được. Ăn cá uống nước canh. Mỗi ngày hay cách ngày ăn 1 lần cho đến khi bệnh khỏi. Công hiệu lợi

Hoa cẩm chướng chữa sỏi thận

Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, tiểu tiện không thông... Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh, phù thũng, trừ giun, lá dùng chữa tắc ruột. Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng có tác dụng gây sẩy thai.   Sau đây là những phương thuốc chữa bệnh dùng từ cây hoa cẩm chướng. * Chữa sỏi thận Cẩm chướng 10g, kim tiền thảo 8g, xơ mướp 5g, râu ngô 8g, thuốc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml, cần uống trong 7 ngày liền là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình là 3 ngày. Phải uống 3 liệu trình. * Chữa tiểu ra máu Cẩm chướng 10g, rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ra nhiều lần uống. Cần uống liên tiếp 3 ngày. * Chữa bế kinh Cẩm chướng 15g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g, củ nghệ 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần uống 50ml, cần uống 5 ngày liền, trước

Bạch cập chữa ho ra máu

Bạch cập vị đắng, tính bình là một vị thuốc có ích cho phổi, tác dụng bổ phổi, cầm máu, làm tan máu ứ, nhanh liền các vết thương chảy máu... Cây bạch cập mọc hoang dại ở nhiều vùng núi, đồi của nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai... cũng được trồng để làm cảnh và lấy củ làm thuốc chữa bệnh. Chữa ho, phổi kết hạch: Bạch cập 200g sấy khô tán nhỏ ngày uống 2 lần. Mỗi lần 12g với nước sôi để nguội. Cần dùng liền trong nhiều ngày. Chữa ho thổ ra máu: Bạch cập 15g, cỏ mực 10g, mạch môn 8g, thiên môn 6g, cát cánh 6g sắc uống ngày 3 lần, mỗi lần 60ml nước thuốc đặc, ngày 1 thang, cần uống liền 5 - 7 ngày. Chữa ho suyễn nhiều đờm: Bạch cập 10g, cát cánh 5g, mạch môn 5g, trần bì 6g  sắc uống như bài trên. Chữa chảy máu dạ dày: Tam thất 50g, bạch cập 60g. Cả hai tán nhỏ mỗi lần uống 6g với nước sôi để nguội, ngày uống 3 lần, cần uống trong nhiều ngày. Chữa bỏng: Bạch cập 100g, dầu vừng 200ml. Bạch cập tán nhỏ cho vào dầu vừng bôi vào vết bỏng, ngày bôi 2 lần. Theo Khoa học & Đời sống

Vỏ táo tốt cho người bị cao huyết áp

Ăn một quả táo không bỏ vỏ mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp. Các nhà khoa học Canada thấy rằng loại trái cây này có hiệu quả hơn các “siêu thực phẩm” khác như trà xanh và việt quất - là nguồn chất chống ô-xy hóa và các flavonoid - để chống lại căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng này. Trong nghiên cứu, các tác giả thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Nova Scotia đã thử nghiệm vỏ và thịt quả táo riêng biệt. Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Food Chemistry, vỏ táo có hiệu quả hơn trong việc ức chế men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme - ACE) - được biết là gây cao huyết áp. Tác giả cho biết “Táo là một trong những trái cây phổ biến nhất và thường được dùng nhiều trên toàn thế giới. Vỏ táo là nguồn giàu flavonoid - mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các flavonoid trong vỏ táo ức chế ACE”. Theo Tiền phong

Cách dùng thuốc khi trẻ bị sốt

Tôi cho cháu uống thuốc hạ sốt (gói bột sủi của ngoại) đã sang ngày thứ 2 nhưng hạ sốt rất chậm. Có người khuyên nên cho uống thêm thuốc viên và đặt thuốc đạn hậu môn. Như thế có nên không?  Trần Thị M. (Nam Định) DS Lã Xuân Hoàn  trả lời:  Sốt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của bệnh. Chỉ nên dùng thuốc khi sốt cao, kéo dài.   Thuốc hạ sốt tác dụng đưa nhiệt độ trở về 37 độ C, thân nhiệt trở lại bình thường. Thuốc có loại đơn chất, có loại pha chế thêm các chất hỗ trợ, nhiều dạng bào chế khác nhau (bột, bột sủi, viên, đạn, sirô) nhiều hàm lượng khác nhau. Vì vậy, khi dùng phải chọn lựa cho phù hợp với liều lượng dùng cho các cháu. Liều thường dùng cho các cháu là 60mg/kg/ngày. Một cháu nặng 10kg chỉ nên dùng 600mg thuốc mỗi ngày (khoảng 15mg/kg trong 6 giờ hay 10mg/kg trong 4 giờ). Không được dùng nhiều loại có cùng hoạt chất trong cùng một thời gian vì dễ gây ngộ độc do quá liều.   Ngoài việc dùng thuốc, nên kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ khác như lau mát chỗ da mỏng bằng nư

Không nên dùng thuốc có hoa cúc để chữa cảm cho trẻ dưới 12 tuổi

Các bậc cha mẹ không nên sử dụng thuốc chứa thành phần hoa cúc dại Echinacea cho trẻ dưới 12 tuổi, cơ quan giám sát thuốc của Anh đã cảnh báo. Các nhà khoa học đã chứng minh hoa cúc là một loại thảo dược có tác dụng trong chữa trị cảm lạnh, cảm cúm nhưng theo tổ chức Điều tiết các sản phẩm dược và chăm sóc sức khỏe Anh quốc (MHRA) cho biết có một nguy cơ nhỏ xảy ra một dị ứng nghiêm trọng khi sử dụng Echinacea ( tên khoa học để chỉ các loại hoa cúc).   Những trẻ em trên 12 tuổi và người lớn vẫn có thể tiếp tục sử dụng Echinacea để phòng ngừa và chữa trị cảm lạnh, cảm cúm. Còn đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, MHRA cho biết các bé có nguy cơ cao bị dị ứng như phát ban, nổi mề đay, khó thở và sốc thậm chí có khả năng tử vong.   Richard Woodfield, người đứng đầu về chính sách thảo dược ở MHRA nói rằng “Đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, nhưng các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần phải nhận thức được trẻ em dưới 12 tuổi có thể có nguy cơ bị dị ứng. Và các phụ huynh cũng không

Thận trọng dùng thuốc khi đang cho con bú

Đối với những phụ nữ đang cho con bú, nếu phải dùng thuốc, cần nghĩ ngay tới một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến bé. Sữa mẹ có thể hàm chứa khoảng 1% lượng thuốc người mẹ đã dùng trong ngày, với một số chất có thể lên đến 5%. Hàm lượng này hoàn toàn có thể gây ra tác dụng dược lý đối với bé đang bú mẹ, nếu không cân nhắc kỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.   Trong trường hợp người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì nên cho trẻ tạm ngừng bú một thời gian và nuôi trẻ bằng các loại sữa dinh dưỡng dành riêng cho bé. Tuy nhiên, vẫn phải duy trì bầu sữa mẹ để khi ngừng thuốc trẻ lại được tiếp tục bú mẹ. Nhiều loại thuốc có thể qua sữa nhưng vì có nồng độ thấp nên chưa đủ gây phản ứng có hại cho bé. Tuy nhiên, không vì thế mà coi thường việc chọn các loại thuốc đối với người mẹ đang cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc khi đang cho con bú, người mẹ cần uống thuốc sau khi cho con bú 15 phút và cách ít nhất 4 giờ sau mới lại cho trẻ bú lần tiếp theo. Làm như vậy sẽ giảm được mức t

Lá dứa trị thấp khớp

Xin đừng nhầm tên lá dứa với lá thơm hay lá khóm vì có nơi gọi khóm, thơm cũng là dứa. Đây là loại lá có mùi thơm mà bà con ở nông thôn thường dùng để pha trà, làm bánh hoặc bỏ vào trong xôi cho thơm. Trong lá dứa có nhiều tinh dầu và chứa glycosides, alkaloid nên có rất nhiều công dụng trong y học, được dùng rộng rãi và cách sử dụng rất đơn giản. - Yếu dây thần kinh: Dùng 3 lá dứa rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu với 3 ly nước cho đến khi còn lại cỡ 2 chén. Uống một chén vào buổi sáng và một chén vào buổi trưa. - Bệnh thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp. - Trị gàu: Dùng 7 lá dứa rửa sạch rồi đâm nhuyễn. Thêm vào nửa chén nước và khuấy đều, vắt nước cốt và lọc. Dùng nước lọc thoa vào da đầu, để khô, sau một giờ thì thoa vào da đầu thêm một lần nữa. Sau đó gội đầu bằng nước sạch. Làm mỗi ngày như