Chuyển đến nội dung chính

DỊCH CÂN KINH - Sơ lược (bản của Hải Ân biên soạn)

Nói đến nội công của võ thuật cổ truyền người ta nghĩ đến một sự tập luyện để chịu đựng những việc nặng nề mà ngươì học võ thường phải gánh vác.

Vì thế mà sức chịu đựng bền bỉ sự khoẻ mạnh kiên cường của cơ thể nhiều khi bị đối phương dùng đòn mạnh dùng cả võ khí tấn công mà không gây ra tổn thương cho cơ thể người có nội công, có người đã vận nội công nằm để xe hơi nặng hàng tấn chạy qua người, tay đấm vỡ vật cứng chắc. Những đòn công phá đối phương đều do sự tập luyện gân cốt mà thành.

Nó khác với một số quan niệm về khí công và nội công được diễn giảivới tính cách phổ thông và khoa học, sự luyện thở của thể dục thể thao ngày nay mà nhiều người biết và nhiều nhà học giả phân tích tỉ mỉ trên cơ thể học.

Quyển sách nhỏ này nói về thuật nội công cổ truyền nó bao gồm tập luyện thân xác, xương thịt gân cốt chuyển vận hoà hợp với sự hô hấp vào các huyệt đạo trong cơ thể và cả việc tẩm các loại thuốc để cho gân cốt được cứng rắn. Các loại thuốc của các võ sư đời xưa ở nước ta gọi là các loại thuốc gồng, ở Thái lan, Cam phu chia gọi là thuốc nồi, người Tàu gọi là thuốc nội công.

Về hô hấp gọi là vận khí, về sự vận chuyển cơ bắp là vận công lực Ngoại Công, phối hợp với các thang thuốc vỗ cổ truyền. Nếu áp dụng đúng đắn người tập võ sẽ có một cơ thể rắn rỏi và một sức sống mãnh liệt.

Phải nói thẳng rằng, rất nhiều người tập võ cứ khư khư cái quan niệm lệ thuộc là võ ta và cả nội công mà ta tập luyện thường do ảnh hưởng của người tàu. Chuyện đó không đúng hẳn.

Vào niên hiệu Thái Hoà, đời Hiến Minh Đế thời hậu Nguỵ, Đạt Ma thiền sư từ ấn Độ sang trung hoa hoằng pháp, trụ trì tại chùa Thiếu Lâm trên núi thiếu thất chín năm ngồi nhìn vào vách (diện bích). Sau khi ngài mất, các đệ tử tìm thấy trong vách tịnh thất các di thư, trong số đó có quyển Dịch Cân Kinh.

Vậy Dịch Cân Kinh là gì? Dịch Cân là vận chuyển gân cốt, Kinh là sách vở Dịch Cân Kinh là sách soạn về môn võ thuật dạy cách tập luyện nội công. Tất cả phaỉ theo đúng con số 49 con số này theo người xưa là sự thành tưu của nội công Tập không đủ ngày sẽ thiếu hiệu quả.

Pháp Dịch Cân chỉ dẫn cách thở hút chân khí và bảo tồn cân lực, hoán chuyển suy nhược thành cường tráng, trường sinh tồn thọ.

Không hẳn là người tập võ mới cần luyện gân cốt mà người thường vẫn phải luyện tập bởi pháp dịch cân này vẫn là một trong nhiều cách tập luyện thể dục.

Có một thân thể cường tráng thì tinh thần mới vững mạnh đủ sức chịu đựng mọi biến động từ nội tâm hay ngoại cảnh. Đó là lí do soạn sách này.

Như vậy  người Trung Hoa môn phái chùa thiếu lâm đã học về Nội công theo phương pháp Dịch Cân Kinh của bồ đề đạt ma từ tây trúc (ấn Độ) truyền sang. Sau phương pháp này được phổ biến rộng rãi và các phái võ khác cũng từng dựa trên căn bẩn vận chuyển khí lực gân cốt như thế mà soạn thành các bài quyền cước về khí công.

Võ thuật dưỡng sinh của Thiết Tuyến Quyền hoặc Thái Cực Quyền cũng như bài Âm Dương Quyền cũng có căn bản như thế.
Đến ngày nay sự nghiên cứu về cơ thể học và sinh lí học về các môn khí công khá phổ biến, chúng ta cần để ý đến sự tập luyện dưỡng sinh - về thở một cách khoa học để phối hợp với các phương pháp của người xưa, ngày càng được hoàn hảo tịnh tiến hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia. Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi… Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y. Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.