Chuyển đến nội dung chính

Dùng kháng sinh hợp lý, an toàn ở trẻ

Các bậc phụ huynh cần có kiến thức về việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh nhằm tránh tai biến cho trẻ...



Hiện nay, ở nước ta đang có tình trạng cho trẻ dùng kháng sinh (KS) bừa bãi. Không chỉ có nhiều bậc phụ huynh tự ý mua KS cho trẻ không đúng thuốc, không đủ liều mà còn có một số y bác sĩ điều trị KS không đúng, cho trẻ dùng KS theo kiểu “bao vây”, đưa đến việc nhiều KS thông dụng hiện nay đã bị đề kháng.

Các kháng sinh tỏ ra hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trước đây như: ampicillin, amoxicillin, cephalexin, erythromycin… nay đã bị lờn gần như rất ít có tác dụng.

Rõ ràng là các bậc phụ huynh rất cần có kiến thức tối thiểu về việc cho trẻ dùng thuốc KS, nhằm tránh tai biến cho trẻ và đặc biệt hạn chế tình trạng đề kháng KS đang lan tràn không chỉ ở nước ta mà còn khắp trên thế giới. Sử dụng KS nhất thiết phải đạt mục tiêu hiệu quả, an toàn và hợp lý. Việc dùng KS phải tuân thủ đúng chỉ định của các bác sĩ là người biết rõ khi nào cần sử dụng, lựa chọn đúng thuốc, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ là người trực tiếp sử dụng thuốc cho trẻ cũng cần có những hiểu biết cơ bản về KS để sử dụng cho đúng.
 
KS là loại thuốc gì và vì sao phải thận trong khi cho trẻ dùng KS?
KS là tên chung chỉ nhóm thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các mầm bệnh gọi là vi khuẩn. Vì vậy, thường chỉ dùng KS khi bị bệnh nhiễm khuẩn. Tất cả KS khi dùng đều có thể gây tai biến. KS được ví như con dao 2 lưỡi, lưỡi nào cũng rất sắc. Một lưỡi là thuốc điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn, còn lưỡi kia là gây tác dụng có hại có khi rất nặng nề (như gây dị ứng có khi chết người, gây tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột, gây hiện tượng lờn thuốc KS…).

 Riêng đối với trẻ, do các cơ quan liên quan đến việc hô hấp, chuyển hóa và đào thải thuốc chưa phát triển hoàn chỉnh, khả năng gây tai biến ở trẻ so với người lớn càng tăng lên gấp bội. Đó là lý do phải xem trẻ con là đối tượng đặc biệt, phải rất thận trọng khi cho trẻ dùng KS.

Để tránh tai biến cho trẻ khi dùng KS, các bậc cha mẹ không tự tiện mua KS cho trẻ dùng mà nên dành quyền chỉ định KS cho bác sĩ. Tức là nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám và chỉ định thuốc vì chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán được trẻ đúng là bị bệnh nhiễm khuẩn, biết rõ cách dùng KS đúng: đúng thuốc, đúng cách, đủ liều, đủ thời gian. Ở nhiều nước trên thế giới, chỉ có thể mua KS ở nhà thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ.

Nghe nói trẻ bị sốt, cảm cúm là do nhiễm trùng, tại sao những trường hợp này không được dùng ngay KS?
Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt, nhưng không phải tất cả các trường hợp sốt đều do nhiễm khuẩn. Chẳng hạn, trẻ có thể bị sốt do  mọc răng hay cảm nắng. Do vậy, đừng vội cho trẻ dùng KS mà trước tiên tìm cách hạ nhiệt bằng paracetamol hay đắp trán, lau mình bằng khăn nhúng nước mát. Còn đối với cảm cúm là do siêu vi (còn gọi là virút) gây ra, KS không có tác dụng chữa trị. Sau 2 - 3 ngày, triệu chứng không đỡ thì nên đưa trẻ đi đến bác sĩ khám bệnh (nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết thì đưa trẻ khám bác sĩ sớm hơn). Phụ huynh không nên đến nhà nhà thuốc tìm cách mua KS cho trẻ uống.

Có phải trẻ nào bị ho, sổ mũi, viêm mũi, viêm hầu họng là phải dùng KS?
Đối với những trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng, nếu chỉ bị nhiễm siêu vi và chưa có biến chứng thì dùng KS không những không tác dụng mà có thể còn gây tình trạng đề kháng KS về sau. Trong trường hợp này, nếu trẻ bị sốt, chỉ nên cho dùng thuốc hạ nhiệt, kèm theo hút sạch mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% (pha 9g muối NaCl trong 1 lít nước sạch hoặc hỏi mua ở nhà thuốc). Trẻ bị ho có thể cho trẻ uống mật ong pha chanh, tắc trong dăm ngày. Nếu sau vài ba ngày mà triệu chứng không đỡ, hoặc sớm hơn nhưng nghi ngờ trẻ bị nhiễm khuẩn, nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được định bệnh chính xác và chỉ định dùng KS khi cần thiết.
 
Xin được nhắc lại, cho trẻ dùng KS theo sự chỉ định của bác sĩ là an toàn nhất, vì chỉ có bác sĩ mới xác định được trường hợp siêu vi kèm theo bội nhiễm vi khuẩn (triệu chứng viêm nhiễm kéo dài không bớt mà còn có xu hướng ngày càng nặng thêm). Lúc này rõ ràng dùng KS là cần thiết. Riêng bị viêm tai giữa cấp ở trẻ, bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng bệnh và tùy trường hợp bệnh mà cách dùng thuốc có khác nhau.
 
Có khi bác sĩ chỉ cho dùng kháng sinh thông dụng là amoxicillin, nhưng hiện nay vi khuẩn đã đề kháng nhiều nên bác sĩ chỉ định ngay kháng sinh phối hợp là amoxicillin+clavulanate, có khi chỉ trong dùng thuốc 5-7 ngày nhưng có khi phải dùng thuốc đến 10- 14 ngày. Dùng KS đến 2 tháng để trị viêm tai giữa cấp là do cách điều trị không hợp lý, việc chọn KS không đúng.
Nên lưu ý, khi thấy trẻ bị sốt ho, rối loạn đường hô hấp mà cách thở, nhịp thở thất thường (thở nhanh từ 40 lần/phút trở lên đối với trẻ trên 1 tuổi, thở khó, có lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó kiểu suyễn) thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chỉ định đúng thuốc và điều trị kịp thời, không để trẻ ở nhà tự chữa.

Thời gian dùng KS là bao lâu và bị tiêu chảy có phải là do dùng KS kéo dài?
Nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng KS đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày, thông thường từ 5 - 7 ngày. Và tùy theo bệnh, dùng KS có thể kéo dài hơn. Như bị viêm tai giữa cấp kể ở trên, hoặc bị loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể dùng KS 14 ngày. Nhiễm vi khuẩn lao phải điều trị KS phối hợp từ 6 tháng trở lên.

Dùng KS có thể bị 2 tai biến: tổn thương cơ quan (như bị tổn thương thần kinh thính giác gây điếc do dùng KS nhóm aminosid) và bị tiêu chảy do rối loạn tạp khuẩn ruột. Như vậy, dùng KS bừa bãi luôn có nguy cơ bị tiêu chảy do dùng KS kéo dài. Bị tiêu chảy do dùng KS cũng giống như bị tiêu chảy nói chung là người bệnh, nhất là trẻ con bị mất nước và chất điện giải, bị mất vitamin và có thể bị suy dinh dưỡng (chứ không bị tổn thương ở dạ dày như một số người nghĩ).

Theo Sức khỏe & Đời sống

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

CÁCH ĐẶT BẾP ĐỂ KHẮC PHỤC HƯỚNG NHÀ KHÔNG HỢP

NGHIỆM QUÁI - KIẾT HUNG Đệ nhứt kiết tinh viết: Sanh Khí (Nhà xay hướng Sanh Khí) - Phàm mạng đắc thử Sanh Khí phương quái tắc hữu ngũ tử (5 đứa con) thăng quan, xuất đại phú quý, nhơn khẩu đại vượng, bá khách giao tập, đáo kỳ ngoạt tất đắc đại tài (là đến năm và tháng Hợi, Mẹo, Mùi đặng đại phát tài). Đệ nhị kiết tỉnh viết: Thiên Y  (Nhà xay hướng Thiên Y)  - Nhược phu thê hợp đắc thử cập lai lộ phòng trang, tạo hướng Thiên Y Phương. Sanh hữu tam tử, phú hữu thiên kim, gia vô tật bệnh, nhơn khẩu, điền súc đại vượng. Đáo kỳ niên đắc tài. Đến các năm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có tài.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.