Chuyển đến nội dung chính

Những phương trà dược "chồng uống vợ khen"

7 phương trà dược giúp ích cho dương sự dưới đây rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng và rẻ tiền.


Các rối loạn sinh lý ở đàn ông như liệt dương (bất lực), tảo tiết (xuất tinh sớm), di tinh, không phóng tinh, suy giảm ham muốn tình dục... đang có xu hướng gia tăng và ngày càng được cá nhân và xã hội đặc biệt quan tâm.
 
Theo quan niệm của Đông y, các chứng bệnh này phần lớn thuộc phạm vi “hư chứng” và trên nguyên tắc đã là chứng hư thì việc chữa trị phải kiên trì và kéo dài. Bởi vậy, Đông y rất chú trọng sử dụng các dạng thuốc đơn giản, rẻ tiền và gần gũi với đời sống như trà dược để người bệnh dễ chấp nhận và tiện sử dụng.
 
Bài 1: tỏa dương 20g, tang thầm (quả dâu chín) 20g. Hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, pha thêm 10g mật ong, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ thận dương, ích thận tinh, nhuận tràng thông tiện, làm đen râu tóc, dùng cho người bị liệt dương thể âm dương lưỡng hư. Không dùng cho trường hợp hay bị đại tiện lỏng.

Bài 2: kỷ tử 240g, thỏ ty tử 240g, phúc bồn tử 120g, xa tiền tử 60g, ngũ vị tử 30g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút là dùng được, uống thay trà. Công dụng: bổ thận ích tinh, dùng cho người bị liệt dương, di tinh, tảo tiết, tinh dịch loãng. Đây là loại trà dược có tên Ngũ tử diễn tông trà.

Bài 3: dâm dương hoắc 15g, thục địa 15g, sơn thù 10g, ba kích 12g, trạch tả 9g. Thục địa thái phiến, các vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày. Công dụng: bổ thận ích tinh, dùng cho người bị suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương kèm đau đầu, chóng mặt, ù tai, lưng đau gối mỏi.

Bài 4: kim anh tử 300g, bỏ hạt, tán vụn, mỗi ngày dùng 30g bỏ vào túi vải, buộc kín miệng, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút là dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: cố tinh sáp niệu, dùng cho người bị xuất tinh sớm, di tinh, tiểu nhiều lần về đêm.

Bài 5: trà mạn 60g, toan táo nhân 30g, nhân sâm 6g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 6g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút là dùng được, uống hằng ngày. Công dụng: định tâm an thần, điều bổ âm dương, dùng cho người mắc chứng không phóng tinh.

Bài 6: trà mạn 3g, hạt sen 30g. Hai vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, hòa thêm 25g kẹo mạch nha, chia uống 3 lần trong ngày. Công dụng: bổ ích tâm thận, kiện tỳ chỉ tả, chuyên dùng cho người bị xuất tinh sớm.

Bài 7: trà mạn 3g, liên tu (tua của hoa sen mới nở) 12g. Hai vị đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút là dùng được, hòa thêm với 25g đường đỏ, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: cố thận sáp tinh, chuyên dùng cho người bị di hoạt tinh, xuất tinh sớm.

Trên đây là 7 phương trà dược giúp ích cho dương sự trong kho tàng trà dược hết sức phong phú của Đông y. Đặc điểm chung của chúng là rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng và rẻ tiền. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, khi dùng phải hết sức kiên trì thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Theo BS. Hoàng Khánh - SKĐS

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia. Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi… Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y. Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.