Chuyển đến nội dung chính

Túc Tam lý, huyệt trường sinh và nâng cao sức đề kháng


Túc Tam Lý đựơc  xem là huyệt trường sinh với nhiều ý nghĩa. Năng kích hoạt Túc Tam lý giúp điều lý Tỳ Vị, tăng cường sự lưu thông khí huyết, gia tăng chức năng miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.


Trong y học dưỡng sinh cũng như trong Châm cứu học có lẻ không ai là không biết đến huyệt Túc Tam lý (TTL). TTL không chỉ là 1 trong số những huyệt vị có tần suất sử dụng hàng đầu trong châm cứu mà còn là huyệt có nhiều tác dụng, từ chữa các bệnh về hệ thống tiêu hoá, tim mạch đến ý nghĩa bồi bổ nguyên khí, tăng cường sức miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.  Hiện nay, trong số các biện pháp nhằm gia tăng sức đề kháng để chống lại sự tác hại của các loai vi trùng vi khuẩn gây bệnh, có lẻ  năng vận động thân thể và thường kích hoạt huyệt TTL là biện pháp tự nhiên và đơn giản nhất.

             TTL  nằm ở dưới mắt đầu gối ba thốn và cách bờ xương ống chân một thốn (ở người Việt Nam trung bình, 1 thốn khoảng 1,8cm)Có thể xác định huyệt bằng cách úp lòng bàn tay trên đầu gối, (bàn tay phải trên đầu gối phải, bàn tay trái trên đầu gối trái), TTL ở vị trí dưới đầu ngón tay giữa nơi đầu ngón tay giữa chạm vào chân ở phần ngoài xương ống chân.

Tác dụng.
 Tỳ Vị thuộc Thổ.  Trong số Ngũ Du huyệt, TTL lại là Thổ huyệt của đường kinh Túc Dương Minh Vị.  Do đó, TTL được gọi là “Thổ trong Thổ”.  Theo Đông y, Thổ là mẹ sinh của vạn vật, là chủ về hậu thiên. Đường kinh Dương Minh lại là đường kinh “đa khí đa huyết”, chủ về Vệ khí ở phần biểu để giúp cơ thể chống lại ngoại tà.  Do đó, khí hoá mạnh yếu ở huyệt có liên quan mật thiết đến công năng của lục phủ ngũ tạng, sự thịnh suy trong thân người. 

Về mặt cục bộ,  TTL dùng để chữa các chứng bệnh ở bộ máy tiêu hoá như viêm dạ dày, ruột, ăn uống khó tiêu hoặc cải thiện  việc lưu thông khí huyết  ở chi dưới, ở vùng khớp gối.  Liên quan đến công năng tăng cường sinh lực, cải thiện việc lưu thông khí huyết toàn thân, gia tăng tuần hoàn ngoại biên, TTL cũng hữu dụng trong các chứng suy nhược thần kinh, kích ngất, suyễn, dị ứng, cao huyết áp, đặc biệt là giúp tăng cường hệ miễn dịch đề phòng chống bệnh tật.
     
Những nghiên cứu ở Trường Đại học Quân y Trung Quốc và Viện Y học Bắc kinh đã cho biết châm vào TTL làm gia tăng khả năng thực bào của tế bào bạch cầu.  Độ tăng cao nhất sau 24 giờ. Khả năng nầy  kéo dài đến khoảng 48 giờ sau. Dưỡng sinh phương Đông thường nhắc đến câu nói “Tam lý cứu bất tuyệt, nhất thiết tai bệnh tức”. Ý muốn nói thực hành cứu huyệt TTL đều đặn sẽ tránh được những tai ương về bệnh tật.  Truyền thuyết về huyệt TTL có nhắc đến câu chuyện 1 gia đình ở Nhật đều thọ hơn 200 tuổi nhờ cứu huyệt TTL đều đặn từ mồng 1 đến mống 8 hàng tháng.

Nói chung, Tỳ chủ hậu thiên, Tỳ năng sinh huyết. Ăn uống ngon miệng tất khí huyết sẽ được dồi dào, con người dễ sinh thoải maí, tay chân linh hoạt, sức đề kháng cũng gia tăng. Do đó, kích hoạt TTL thường là 1 biện pháp dưỡng sinh với nhiều ý nghĩa, tăng cường sự lưu thông khí huyết, gia tăng hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.

Thực hành.

Cứu bằng điếu ngải: Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy bản cuốn thành điều ngải bằng ngón tay. Khi cứu thì châm lửa hơ trên huyệt, điều chỉnh để độ nóng vừa chịu được, cứu từ 3 đến 5 phút.  Khi chữa những bệnh suy nhược, hư hàn,  có thể cứu lâu hơn đến khi toàn thân có cảm giác nóng ấm.

Cứu cách gừng, cách tỏiGừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát mỏng đặt lên huyệt, dùng một nhúm nhỏ ngải nhung, ấn ép thành hình quả núi trên lát gừng hoặc lát tỏi rồi châm lửa cho cháy dần.

Bấm huyệt:  Ngồi trên ghế chân chạm đất hoặc ngồi trên phản và co chân ở  góc độ vừa phải sao cho việc dây ấn vào huỵệt đạt đựơc lực mạnh nhất.  Tập trung sức chú ý khi day ấn huyệt.  Tay phải day bấm chân phải, tay trái day bấm chân trái.  Định vị vùng huyệt. Đặt 4 ngón tay thường bọc phía sau chân, ngón tay cái cong lại, chỉa gần thẳng góc với mặt huyệt và day liên tục khoảng 3 phút. Mỗi ngày có thể làm 2 hoặc 3 lần.

Khí công: Những người ngồi thiền hoặc tập khí công có thể kích hoạt huyệt TTL bằng cách tập trung định lực vào huyệt vị nầy khoảng vài giây sau mỗi buổi tập thường ngày.  Sau một thời gian, ngoài dấu hiệu 1 hình tròn cỡ đồng xu sáng màu ở vùng da tại huyệt TTL, 1 vòng tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út trông giống như 1 vết thương cũ đã lành cũng hiện ra tại vùng huyệt Nghênh hương. Nghênh hương nằm trên điểm giao nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và  đường pháp lệnh 2 bên khoé miệng, là hội huyệt của 2 đường kinh Túc Dương Minh Vị và Thủ Dương Minh Đại trường. Nghênh hương cũng là điểm phản xạ tương ứng của TTL trên vùng đầu mặt.  Do đó, kích hoạt TTL cũng gián tiếp kích hoạt Nghênh hương dù không tác động trực tiếp vào huyệt.  Nghênh hương ngoài việc điều tiết khí hoá ở dạ dày, ruột, còn là huyệt đặc trị các chứng viêm mũi, chảy nước mũi. 

Những dấu hiệu trên cho thấy tác động khí công có thể giúp khai mở TTL trở thành 1 đại huỵệt (luân xa) thu phát thường xuyên. Điều nầy có thể so sánh với quan điểm xưa “Nhược yếu an, Tam lý thường bất càn”  với ý nghĩa muốn thoát khỏi bệnh tật phải giữ cho huyệt không được khô, (luôn cứu cho TTL luôn lở ướt). Lở ướt hay khai mở là dấu hiệu luôn có sự hoạt động luân lưu, thu phát tại huyệt.  Về mặt vệ sinh sẽ khó chấp nhận việc cứu cho huyệt luôn lở ướt. Do đó, tác động khí công là một thay thế đáng lưu ý. Ngoài ra, hiện nay cũng có cách chỉ châm, hình thức tiêm chỉ tự tiêu vào huyệt cũng là 1 cách giữ cho huyệt được kích hoạt với thời gian dài hơn.


Lưu ý: - Để sử dụng như 1 phương pháp dưỡng sinh, người tập có thể phối hợp day ấn TTL với day ấn huyệt Tam Âm giao. Huyệt Tam Âm Giao ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân trong khoảng 6,5 cm (đốí với người lớn, khổ người trung bình). Tam Âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm Túc Thái Âm Tỳ, Túc Quyết Âm Can và Túc Thiếu Âm Thận. Ngoài tác dụng của TTL, sự phối hợp nầy sẽ tạo thêm tác dụng dưỡng Âm kiện Tỳ, sơ tiết Can khí để tạo sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, điều kiện quan trọng để có được yếu tố “tâm bình khí hoà” trong đạo dưỡng sinh.

            - Không dùng cách cứu TTL đối với trẻ em hoặc người đang bị viêm nhiễm cấp tính.

(Nguồn: ykhoa.net)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia. Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi… Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y. Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.