Chuyển đến nội dung chính

Ngô luộc - quen thuộc nhưng rất quý

Thân thiện và vô cùng quen thuộc nhưng không mấy ai hiểu rõ giá trị dinh dưỡng dồi dào mà ngô luộc mang trong nó.




Ngô là thực phẩm có sẵn quanh năm với giá trị dinh dưỡng không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngô (bắp) có vị ngọt và là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi cũng như chống chọi sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt.
 
Khi chế biến cùng các thực phẩm khác, giá trị dinh dưỡng của ngô dễ bị mất đi hoặc biến đổi không tốt cho sức khỏe con người. Ngô luộc đơn giản nhưng là một loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và cũng có khi được coi như rau.

Giá trị dinh dưỡng trong ngô luộc
Một bắp ngô luộc nặng khoảng 164 gram và chứa 177 calo, trong đó phần lõi ngô nặng khoảng 103 gram. Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6. Ngô luộc không chứa muối hay natri.

Thành phần vitamin và các khoáng chất
Ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày.
 
Một chén ngô (hạt) cũng cấp hơn 10% giá trị dinh dưỡng trong ngày bao gồm vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B – 6 và K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.
Tác dụng hóa học trong cơ thể
Ngô chứa phytochemicals, hóa chất thực vật – không phải là thành phần dinh dưỡng trong cơ thể, tuy nhiên có những lợi ích riêng biệt với sức khỏe. Hoạt chất đặc trưng của phytochemicals trong ngô là beta – cryptoxanthin, dạng carotene giúp bảo vệ phổi.
 
Thành phần chất phytochemicals khác trong ngô là phenolics, cung cấp các dưỡng chất chống lại quá trình oxy hóa. Lutein, beta- carotene và zeaxanthin là các phytochemicals khác có trong ngô giúp ích cho cơ thể - theo tạo chí Khoa Học Thực Phẩm.

Lưu lượng folate trong ngô cao giúp cơ thể chống lại các căn bệnh tim mạch, ung thư ruột. Nó còn giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh với phụ nữ trong giai đoạn thai kì, theo World’s Healthiest Foods (Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe trên thế giới). Thiamin trong ngô tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, axit pantothenic giúp cơ thể phục hồi thể trạng sau những ảnh hưởng từ stress.

Thận trọng trong cách chế biến ngô
Ngô luộc là món ăn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của ngô nhiều nhất. Nấu hoặc chế biến ngô với muối làm gia tăng hàm lượng natri, biến một thực phẩm tốt cho sức khỏe thành thảm họa chế độ ăn giàu natri.
 
Sản phẩm ngô tinh chế như ngũ cốc, bánh mì hay xi – rô ngô lấy đi nhiều giá trị dinh dưỡng trong ngô tự nhiên và thực sự gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi ngô chế biến thành các thực phẩm trên, nguồn phytochemical có lợi bị mất đi, bao gồm cả chất chống oxy hóa và hàm lượng chất xơ nguyên bản ban đầu.
 
Theo Phí Minh Tân- Đẹp online/ Livestrong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia. Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi… Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y. Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.