Chuyển đến nội dung chính

Cao khỉ

Cao khỉ là một dạng thuốc được điều chế bằng cách dùng dung môi nước chiết xuất dược chất từ thịt và xương khỉ, sau đó làm bốc hơi dần dung môi thành dạng đặc hoặc khô.
Cao khỉ để uống hoặc bào chế nhiều dạng thuốc khác.


Ở Việt Nam, có nhiều loại khỉ như Macacca sp... Họ khỉ Coreopitheeirtae.
1. Khỉ độc (có thứ gọi là khỉ ông già, có thứ gọi là khỉ bạc má).
2. Khỉ đàn (có thứ đỏ đít, có thứ hai chân sau đỏ).
3. Con vượn, con đười ươi, con tinh tinh là giống khác hai loại trên, không dùng làm thuốc. Chỉ có khỉ độc và khỉ đàn mới dùng làm thuốc. Khỉ bú dù (khỉ đàn) sống từng bầy, có nhiều hơn cả, dễ bắt. Khỉ rừng làm thuốc tốt hơn khỉ nuôi. Khỉ nặng trên 5 kg thì mới dùng. Xương khỉ còn đầu đuôi dễ phân biệt với xương chó, xương vượn vì có chân tay dài hơn.
Tính vị: vị chua, mặn, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Can và Thận.
Công dụng:
- Xương khỉ: bổ Can Thận, ích cốt tuỷ, trị mọi chứng phong lao.
- Thịt khỉ: trị sốt rét lâu ngày.
- Cao khỉ toàn tính: bổ Thận, cường dương, mạnh gân cốt.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 10g cao.
Cách bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: ít nhất nấu 2 con trên 10 kg.
Có thể nấu cao thịt riêng, cao xương riêng. Khi cao xương gần được thì trộn cao thịt vào nấu chung, vì cao thịt nấu riêng không đông đặc được. Muốn nấu cao thịt riêng mà được cao đông đặc thì cứ 2 kg thịt khỉ nấu với 1 kg thịt rắn, nấu trong hai ngày đêm.
Nhưng thường người ta nấu thịt khỉ với xương khỉ cùng một lúc, vì nấu riêng hai thứ này mới trộn vào nhau thì phải giữ (canh) cao lỏng của thịt, chờ cao xương gần được mới trộn vào; nếu giữ không đúng mức thì cao thịt có thể bị thiu. Cách nấu chung như sau:
1 Chuẩn bị: cắt tiết khỉ nhưng nên đổ nước sôi cho khỉ chết; lấy nước sôi làm lông cho sạch. Lột lấy da để nấu cao riêng, lọc lấy thịt cho kỹ, bỏ mỡ: bỏ hết phủ tạng, xương để riêng..
2. Làm thịt: lấy nước ấm 80o C rửa sạch, thái miếng 100 - 200g. Giã nát 0,200 kg gừng, hoà vào 300ml rượu trắng, vắt lấy nước, lại giã và thêm 200ml rượu, vắt lấy nước. Tẩm bóp thịt cho đến hết rượu gừng để khỏi tanh và bớt tính lạnh của thịt. Có người tẩm với bột Đại hồi, Quế chi, Thảo quả (mỗi thứ 50g), rồi nướng qua cho vàng thơm hoặc sấy qua cho teo miếng thịt. Cho thịt vào cái túi vải, đặt túi vào giữa một thùng nhôm.
3. Làm xương: nếu là xương tươi thì phải làm sạch, hết mỡ, tuỷ nếu không sau này nhiều váng mỡ phải vớt bỏ đi và cao dễ bị chảy. Sau đó làm xương khỉ như làm gạc, cho xương vào thùng nhôm, xung quanh túi vải, dưới đặt một cái vỉ cho khỏi cháy. Cho nước sôi vào thùng ngập hẳn xương thịt trên 10 cm. Đun và nấu làm như cao gạc. Thời gian đun nấu lâu hơn là làm cao gạc, mất 8 - 9 ngày, cho đến khi nào bóp xương thấy mềm ngấu là được; khi các nước đã trộn chung cô lại và cao toàn tính đến độ sền sệt, rồi thì cứ 10 kg xương thịt thêm 100ml nước cốt gừng vắt hoà tan trong 500ml rượu trắng. Cô cách thuỷ trên cát, đánh mạnh, nhanh đều tay đến khi nào lấy dao rạch sâu, hai mép không khép lại là được. Tỷ lệ cao là 1/10.
Ghi chú:
xương đầu có thể nấu cao riêng trị ngược tật, trẻ em lên kinh giật. Da khô nấu cao riêng trị chứng ngứa.
Mật khỉ trị động kinh, đau mắt.
Bảo quản: bọc miếng cao trong giấy bóng kính. Tránh nóng, tốt hơn là đựng vào thùng có vôi sống và đậy kín.
Trích nguồn wikipedia.org

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.

SỬ DỤNG THUỐC Ở TRẺ EM

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 - 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 - 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 - 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 - 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.