Chuyển đến nội dung chính

9 nguyên tắc để có bài tập yoga hiệu quả

Yoga mang đến cho chúng ta sức mạnh thể chất và tinh thần tuyệt vời, thay đổi cuộc sống của bất kỳ ai. Phương pháp tập yoga chính xác sẽ phát huy sự diệu kỳ mà bộ môn này mang lại cho người tập. Bên cạnh việc tập chuẩn xác các động tác, kết hợp nhịp nhàng với hơi thở thì khâu chuẩn bị ban đầu cho buổi tập yoga cũng rất quan trọng. Bài viết này, Chap sẽ gợi ý cho các bạn những bước chuẩn bị để có bài tập yoga hiệu quả.
1.      Không gian tập
Không gian tập là một yếu tố quan trọng trong khi tập yoga. Nơi tập của chúng ta cần yên tĩnh, không khí trong lành. Mỗi động tác yoga đều có sự phối hợp nhịp nhàng của việc hít thở sâu. Nếu tập ở một không gian bí bách với bầu không khí không có sự lưu thông hoặc ô nhiễm thì các bài tập sẽ không phát huy tối đa hiệu quả. Sự yên tĩnh giúp ta tập trung hơn vào từng động tác và hơi thở của mình. Với những người mới bắt đầu, nên tập trong phòng, có cửa sổ thông thoáng, không nên tập ngoài trời để tránh nhiễm các loại gió độc khi cơ thể trở nên nhạy cảm với thời tiết trong quá trình tập.
khong-gian-tap-yoga

2.      Sử dụng thảm tập, khăn lót
Bạn nên tập trên một tấm thảm lót. Thảm tập yoga sẽ giúp bạn tránh bị trơn trượt, nâng đỡ bạn để tránh những sự xê dịch và va chạm với nền cứng của sàn, phòng tránh các chấn thương. Một số động tác kéo dãn, bạn có thể dùng khăn để kê chỗ ngồi, lót dưới đầu hoặc tay để hỗ trợ tập động tác đó dễ dàng hơn. Nếu không có thảm tập, bạn có thể sử dụng chiếu hoặc một tấm chăn có độ dày vừa phải, đàn hồi ít để thay thế.
3.      Trang phục tập
Lựa chọn trang phục phù hợp để tập yoga cũng là một khâu chuẩn bị quan trọng. Các bạn nên mặc đồ nhẹ nhàng, không gò bó. Không nên mặc đồ quá chật hay quá rộng, có độ co giãn, thấm mồ hôi. Khi tập, các bạn cũng nên để chân trần và tháo kính, đồng hồ và các loại trang sức trên cơ thể. Như vậy, việc tập luyện sẽ thoải mái và đạt hiệu quả cao.
trang-phuc-tap-yoga
4. Thời gian tập
Không tập khi vừa ăn no. Thời gian tốt nhất để tập là 3 tiếng sau bữa ăn chính và 2 tiếng sau bữa ăn nhẹ. Đây là quãng thời gian cần phải tránh tập sau những bữa ăn. Ngoài thời gian đó, bạn có thể tập yoga vào những lúc thích hợp. Chap thường hay tập yoga vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi chiều sau khi công việc kết thúc. Đây là khoảng thời gian cơ thể cần được lấy lại sinh lực nhất nên mình cảm thấy như vậy là tốt nhất cho cơ thể mình. Thời gian tập tối thiểu là 15 phút. Khi có nhiều thời gian tập, các bạn cũng không nên tập quá nhiều, chỉ từ 50 phút cho tới 1 tiếng để tránh cơ thể phải tập quá sức và trở nên mệt mỏi.
5.      Tắm trước khi tập
Việc tắm trước khi tập yoga sẽ đem lại sự thoải mái, tỉnh táo hơn cho bạn để bước vào bài tập. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể rửa, làm sạch các khu vực như mặt, cổ, bàn tay, cùi chỏ, đầu gối, bàn chân. Không nên tắm ngay sau khi tập vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone. Bạn nên dành từ ít nhất 30 phút cho đến 2 tiếng sau buổi tập yoga để nghỉ ngơi rồi mới đi tắm.
tam-truoc-khi-tap
6.      Khởi động trước khi tập
Trước khi tập yoga luôn phải có giai đoạn khởi động làm nóng người. Điều này là cần thiết để cơ bắp trở nên dẻo dai giúp việc thực hiện các động tác co duỗi, cúi gập, kéo giãn cơ thể trong các tư thế tiếp theo. Các bạn nên tập các khớp cổ, khớp vai, tay, lưng. Phần khởi động nên kéo dài từ 10 đến 15p trước khi tập. Khi không có nhiều thời gian thì thời gian khởi động cũng cần kéo dài từ 3 đến 5 phút.
7.      Tập chậm rãi và thư giãn khi tập
Các động tác yoga cần thực hiện chậm để tránh trẹo gân, sai khớp hoặc tổn thương khác, tập luyện đều đặn. Khi tập chậm, các bạn cũng có cơ hội theo dõi cơ thể mình, biết sức mình tới đâu. Lúc mới tập, không nên cố gắng tập quá sức, gượng ép bản thân để được giống như giáo viên hay hình hướng dẫn trong sách. Chỉ cần bạn tập vừa phải với sức mình thì mỗi ngày sẽ có sự thay đổi dần dần. Qua thời gian, cơ, khớp của bạn sẽ linh hoạt dần lên và tư thế sẽ hoàn chỉnh.
Sau mỗi tư thế, bạn phải có động tác thư giãn, ít nhất là 1 bài, hít thở thật sâu, thả lỏng toàn thân có tác dụng làm thông những chỗ ứ đọng trong cơ thể và phục hồi năng lượng.
8.      Tập trung tư tưởng khi tập
Khi tập yoga, tư tưởng của bạn phải tập trung tuyệt đối vào từng động tác cũng như hơi thở của mình, không để bị chi phối bởi bất cứ điều gì. Bất kỳ sự xao nhãng nào cũng khiến bạn không hoàn chỉnh được động tác và tác dụng của các động tác sẽ không được phát huy hiệu quả. Tập trung hoàn thiện hơi thở là cách tốt nhất để bạn tập trung vào từng động tác, điều hòa cơ thể giúp tinh thần bạn trở nên tỉnh táo.
tập trung tư tưởng trong yoga
9.      Tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi tập
Không phải ai cũng đủ khỏe mạnh để tập hết các tư thế của yoga. Tùy vào thể trạng mỗi người mà sẽ có những bài tập phù hợp. Trong trường hợp bạn bị các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, thấp nên tránh động tác trồng cây chuối, các bệnh về lưng, thần kinh tránh các động tác gập, vặn người, bệnh về khớp chỉ nên vận động ở phạm vi ngoài vùng bị đau… Do đó, trước khi tập, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia yoga của mình để họ cho biết nên tập và nên tránh các tư thế nào để phù hợp với cơ thể, tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản giúp bạn có bài tập yoga hiệu quả, tận dụng và phát huy được hết những lợi ích mà yoga đem lại cho chúng ta. Mong rằng các bạn sẽ có những khoảnh khắc tuyệt vời với yoga để cuộc sống của mình ngày càng trở nên tốt đẹp.
Trích nguồn hoitho.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia. Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi… Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y. Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.