Chuyển đến nội dung chính

Con đường hoàn nguyên của loài người - Kỳ 4 : Tiến tới một nghề nông không-làm-gì-cả

Suốt 30 năm làm nông nghiệp tự nhiên trong trang trại của mình, ông Fukuoka đã đi ngược lại những gì mà số đông vẫn làm cũng như trường lớp sách vở đang dạy dỗ.

Ông không đặt câu hỏi làm thế này thì tốt hay làm thế kia thì tốt hơn, mà đặt câu hỏi không làm thế này thì tốt hay không làm thế kia thì tốt hơn, để cuối cùng rút ra kết luận chẳng có mấy thao tác nông nghiệp là cần thiết. Và tốt nhất là không làm gì cả. Không-làm-gì-cả, được hiểu là buông bỏ tất cả những hành vi trái với tự nhiên.


Vậy sự bận bịu của người nông dân ở khắp nơi trên thế giới xuất phát từ đâu ? Chúng ta thường mặc định làm nông là công việc cực nhọc đầu tắt mặt tối, dù khoa học kỹ thuật có phát triển tới đâu thì làm nông cũng không phải là công việc nhẹ nhàng. Nhưng ngày xưa không như thế, ngày xưa làm nông vốn là niềm vui sống. Một lần khi lau chùi cái miếu thờ nhỏ trong làng, ông Fukuoka ngạc nhiên thấy vài tấm bảng treo trên tường, khi chùi đi lớp bụi ông phát hiện hàng tá những bài thơ haiku. Đó là những bài thơ do dân làng sáng tác để dâng lên thần linh như một lễ vật, điều đó chứng tỏ người nông dân ở đây đã từng có bao nhiêu là thời gian nhàn rỗi để vui chơi, để sáng tạo nghệ thuật.
Theo ông, gốc rễ của sự bận bịu là ở chỗ, sự tham lam hoặc nóng ruột của con người muốn có sản lượng cao hơn, nhanh hơn, nên đã dùng kỹ thuật để can thiệp vào đất đai và cây trồng, khiến cho tự nhiên bị xáo trộn, mất cân bằng. Người ta lại tiếp tục dùng kỹ thuật để khắc phục sự xáo trộn mất cân bằng đó và sự mất cân bằng trở nên trầm trọng thêm. Từ đó, đất đai và cây cối phụ thuộc vào những kỹ thuật đó. Ông Fukuoka bảo, chỉ một chồi cây mới mọc của một cái cây ăn trái bị cắt bằng một cái kéo thôi, điều đó có thể mang lại sự rối loạn không thể nào đảo ngược được. Rằng khi cây cối sinh trưởng theo đúng hình dáng tự nhiên, cành của chúng sẽ vươn ra so le từ thân chính và những cái lá sẽ nhận được ánh sáng mặt trời một cách đồng đều; nếu như sự tự thích nghi này bị phá vỡ, những cành cây sẽ xung đột với nhau, nằm đè lên nhau và trở nên rối rắm, những chiếc lá sẽ héo úa ở những nơi ánh mặt trời không lọt tới, côn trùng phá hoại sẽ được dịp phát triển. Và nếu như cái cây đó không được tiếp tục cắt tỉa thì vào năm sau sẽ xuất hiện nhiều cành héo hơn và cái cây sẽ dần tàn lụi.
Một công ty Hàn Quốc đang khảo sát một số cây trái ở Đồng Nai, hướng tới việc hợp tác xuất khẩu - Ảnh: Lê Lâm
Con người với sự can thiệp của mình vào tự nhiên, chắc chắn đã làm điều gì đó sai trái. Sự sai trái để lại một hậu quả bất lợi. Người ta khắc phục sự bất lợi đó bằng một hành vi can thiệp khác. Nếu sự can thiệp này khắc phục được sự bất lợi thì lập tức coi là một thành tựu, một tiến bộ. Nhưng sự can thiệp tiếp theo đó ngoài cái gọi là thành tựu cũng sẽ gây ra thêm một bất lợi nào đó. Lại tiếp tục can thiệp để khắc phục. Những bất lợi chồng chất lên nhau, những biện pháp can thiệp cũng chồng chất lên nhau, con người ngày càng trở nên bận rộn, còn tự nhiên thì không còn là tự nhiên nữa, cây cối đất đai biến dạng phải phụ thuộc vào sự chăm sóc nhân tạo của con người.
Ông Fukuoka cho rằng lập luận trên không chỉ áp dụng cho nghề nông mà còn cho những lĩnh vực khác của đời sống con người. Chẳng hạn như bác sĩ và thuốc men trở thành cần thiết khi người ta tạo ra một môi trường bệnh hoạn, trong khi môi trường sống tự nhiên của con người vốn không phải thế. Ông còn đi xa hơn, khi cho rằng việc dạy nhạc cho trẻ em cũng không cần thiết như việc cắt tỉa vườn cây, vì tai của đứa trẻ sẽ tự nắm bắt được âm nhạc, đó là tiếng róc rách của dòng suối, tiếng ộp oạp của cóc nhái ở bờ sông, tiếng rì rào của lá rừng…, tất cả những âm thanh tự nhiên ấy đều là âm nhạc đích thực. Nhưng khi đủ loại tiếng ồn nhiễu loạn của cuộc sống phi tự nhiên làm rối loạn tai nghe thì khả năng thưởng thức âm nhạc thuần khiết của đứa trẻ sẽ bị thoái hóa, nếu cứ tiếp tục như thế, đứa trẻ sẽ không thể nào nghe ra tiếng gọi của một con chim hay tiếng gió thổi như một bài ca được nữa. Đó là lý do tại sao việc học nhạc được nghĩ là có lợi cho sự phát triển của đứa trẻ. “Đứa trẻ được nuôi dạy với đôi tai thuần khiết, trong trẻo, có thể sẽ không chơi được những giai điệu thông thường trên violin hay piano, nhưng tôi không nghĩ điều này có liên quan gì tới khả năng nghe được âm nhạc đích thực hay khả năng ca hát. Chỉ khi trái tim đầy ắp giai điệu thì đứa trẻ mới được gọi là có thiên bẩm về âm nhạc”, ông viết.
Có thể nhiều người cảm thấy không quen khi ông Fukuoka bảo ông đặc biệt không thích từ “làm việc”. Ông cho rằng con người là động vật duy nhất phải làm việc và ông nghĩ đó là điều nực cười nhất trên thế gian này. Sẽ là tốt biết bao nhiêu khi sống một cuộc sống dễ dàng, thoải mái với nhiều thời gian rảnh rỗi để vui chơi hay làm những gì mình thích. Trong một cuộc sống như thế, lao động không phải là lao động như người ta thường nghĩ, mà đơn giản chỉ là làm những gì cần làm. (còn tiếp)
Hoàng Hải Vân
(Đọc “Cuộc cách mạng một - cọng - rơm” của Mansanobu Fukuoka)
Trích nguồn: thanhnien.com.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia. Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi… Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y. Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.