Chuyển đến nội dung chính

Ngồi thiền – liệu pháp chữa bệnh hiệu quả

Theo các nhà nghiên cứu lâu năm về thiền khẳng định: Đây là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả.

Thời gian qua nhiều độc giả gửi câu hỏi tới tòa soạn nhờ giải đáp thắc mắc việc ngồi thiền đơn giản chỉ để thư giãn, giảm stress hay chữa bệnh. Theo các nhà nghiên cứu lâu năm về thiền khẳng định: Đây là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả.


Người dân làm lễ, ngồi thiền tại chùa Liên Phái (phố Bạch Mai, TP Hà Nội). 

Thiền bù đắp năng lượng thiếu hụt

Võ sư, lương y Nguyễn Khắc Chương có nhiều năm nghiên cứu về thiền cho biết: Thiền có thiền tĩnh và thiền động. Nó là cách tĩnh tâm an thần, giúp cho con người khoẻ về thể lực, trí lực cũng như tâm lực và trí tuệ. Trong tập luyện ý thức là dương, khí là âm. Tâm động khí mới vận hành, tâm xuất khí mới hành. Vì thế, khi tâm thần rối loạn, hoang mang lo sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ, dễ gây bệnh. Khi buồn quá khí yếu, vui khí tăng. Việc ngồi thiền sẽ khắc chế những cảm giác đó, điều tiết giúp nguồn khí trong cơ thể được ổn định.

“Trong thiền có nhiều phái thuộc Nho gia, Phật gia. Xét về mặt lý thuyết thì nó giống nhau, nhưng cách tập luyện khác nhau. Năm 1900 TCN Đại đức Lạt Ma sang chùa Thiếu Lâm truyền dạy cho các chư tăng phương pháp ngồi thiền. Khi đó, các chư tăng tuy không bị bệnh, nhưng thần sắc kém, sức khoẻ yếu. Vì thế Lạt Ma đã dạy cho họ ngồi thiền. Họ học một thời gian thì ai nấy sức khoẻ tăng nhanh, da dẻ hồng hào. Sau này, các chư tăng đem những kiến thức Lạt Ma sư tổ dạy truyền cho người dân trong vùng, giúp mọi người bài trừ bệnh tật và đánh giặc bảo vệ đất nước”, ông Chương cho hay.

Theo ông Chương, bệnh tật thường sinh ra trong quá trình ăn uống sinh hoạt, tội sinh ra do khẩu xuất. Thiền định giúp con người phòng và chữa bệnh. Khi ngồi tĩnh con người hấp thụ được các luân xa (là các đại huyệt nơi ra vào tiên thiên năng lượng vũ trụ). Ngồi thiền con người tĩnh tâm nhập định (con người ở trạng thái trống không, quên mình an lạc). Thời điểm đó thanh điện vũ trụ hấp thụ rất lớn qua các luân xa vào các đường tuyết năng lượng (đường mạch cơ thể vốn bị thiếu hụt, trong quá trình làm việc hằng ngày).

Ông Chương giải thích: “Hằng ngày, trong sinh hoạt con người tiêu hao năng lượng nhất định. Khi thiếu hụt sẽ sinh ra các khoảng trống trong ống tuyết năng lượng. Thiếu hụt ở vùng nào sẽ gây bệnh ở vùng đó. Thiền chính là hoạt động giúp bù đắp sự thiếu hụt đó. Thực tế thì thiền giúp đả thông kinh lạc, giúp cho máu và ô xy chuyển hóa tốt hơn. Người luyện tập thiền ở trình độ cao thiên tuệ khai mở. Cơ thể khoẻ khoắn, tâm hồn trong sáng, bệnh tập được loại bỏ. Những người có năng lượng lớn, trí tuệ hơn người cũng nhờ luyện tập thiền lâu năm”.

Bà Lê Thanh Nhàn dạy phương pháp ngồi thiền, niệm phật giúp nhiều người khỏi bệnh. 

“Không phải ai ngồi thiền cũng khỏi bệnh”

Ni sư Thích Giác Minh - Trụ trì chùa Văn Điển (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) cho hay, thực tế thiền định đã được khẳng định là phương pháp rèn luyện sức khoẻ và chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên, không phải ai ăn chay, ngồi thiền cũng có thể khỏi bệnh. Ni sư Thích Giác Minh từng chứng kiến có người ăn chay, ngồi thiền khỏi được cả những bệnh nan y mà y học bó tay. Nhưng việc ngồi thiền là cả một quá trình lâu dài, chứ không chỉ ngày một, ngày hai mà có thể mang lại hiệu quả .

“Phải thực sự là những người tin sâu, có niềm tin lớn vào đạo Phật thì việc áp dụng ăn chay ngồi thiền mới phát huy hiệu quả. Không phải thấy trong người sức khoẻ yếu mà ngồi thiền mong khoẻ mạnh ngay. Việc ăn chay, ngồi thiền phải thực hiện bằng chính tâm nguyện của mỗi người. Hằng ngày, họ cảm thấy thật thoải mái khi ngồi thiền. Khi ăn thịt cá họ buồn nôn thì khi đó họ nhất tâm theo con đường thiền niệm. Điều đó không hề đơn giản. Ngay cả tôi theo con đường tu hành đã lâu, nhưng có rất ít thời gian ngồi thiền. Vì tôi phải lo làm lễ trong chùa và nhiều nơi khác. Khi ngồi thiền, tâm phải tịnh, cơ thể tĩnh tại thì mới phát huy được hiệu quả. Thiền giúp điều chỉnh lại sự thay đổi tâm trí mỗi người. Nó gạt đi những hỉ, nộ, ái, ố trong mỗi con người. Nó làm cho cuộc sống con người thanh tịnh hơn, tính ganh đua, đố kỵ và thói xấu của mỗi người được giảm dần”, ni sư Thích Giác Minh cho hay.

Sư thầy Minh cho biết, hiện nay có nhiều dạng thiền khác nhau như: Như lai thiền, tổ sư thiền, thiền sinh học, thiền Vasava, thiền yoga. Mỗi loại thiền đều có phương pháp khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều giống nhau, giúp con người khoẻ mạnh, yêu thương bản thân và mọi người xung quanh. Xưa kia các thiền sư đã phải bỏ công sức tu luyện trong nhiều năm mới biết tính hiệu quả của thiền. Ban đầu nó không hẳn nhằm mục đích để chữa bệnh mà để giác ngộ. Ngồi thiền giúp cho mọi người thư thái, trút bỏ những lo toan cuộc sống hằng ngày.

Theo lương y Chương, ngồi thiền chữa bệnh hiệu quả. 

Thiền + ăn cơm muối vừng = khỏi bệnh

Pháp sư Phúc Đức (đường Lê Lai, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa) cho hay: Trước đây, bà không tin thiền có thể chữa bệnh, lúc đầu bà còn phản đối. Tuy nhiên, khi bà bị bệnh, đi chữa trị nhiều nơi không khỏi, bà về học phương pháp ngồi thiền thời gian sau khỏi bệnh bà mới tin.

Theo pháp sư Phúc Đức thì nếu muốn khỏi bệnh, đặc biệt bệnh nan y phải kết hợp giữa thiền và ăn uống. Mỗi ngày nên ngồi thiền khoảng 30 phút cộng với ăn cơm gạo lứt với muối vừng đen. Người bị bệnh nặng ăn và ngồi thiền trong 3 tháng, sức khoẻ nâng lên, bệnh tình đẩy lùi.
“Tôi không nói suông, phương pháp này tôi đã áp dụng đối với nhiều người, nhiều lứa tuổi và các bệnh khác nhau. Kết quả cho thấy thật tuyệt vời, rất nhiều người đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc quy trình hướng dẫn của tôi bệnh mới nhanh khỏi”, pháp sư Phúc Đức chia sẻ.

Ông Vũ Thế Khanh cho biết: Thiền là một trong những môn chữa bệnh bằng tâm thể chuyển biến từ tâm sang thực thể. Tuy nhiên, người luyện thiền cần phải có các minh sư hướng dẫn theo phương pháp chính đạo thì mới cho kết quả tốt. Ngược lại người học sai phương pháp có thể bị tẩu hỏa nhập ma, bị các bệnh liên quan đến tâm thần, hoang tưởng. Theo nghiên cứu, nhiều căn bệnh phát sinh từ tâm của mỗi người như: Sợ hãi quá hại thận, giận dự hạ gan... khi chúng ta ngồi thiền, những trạng thái đó sẽ hoàn toàn biến mất, cơ thể trở lại cân bằng. Khi đó, sức khoẻ tinh thần được nâng lên, bệnh tật không còn nữa. 

Theo Đại Cát-Trích nguồn: kienthuc.net.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia. Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi… Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y. Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.