Chuyển đến nội dung chính

Nguyên tắc "10 chữ quá" trong dưỡng sinh của Đạo gia

Danh sách "10 điều không nên làm quá" dưới đây chính là một số những nguyên tắc dưỡng sinh tiêu biểu của Đạo gia.
Đạo gia cho rằng “đạo” là nguồn gốc của vũ trụ, điều khiển mọi sự vận động của vạn vật. Do đó, chủ trương dưỡng sinh của các đạo sĩ hướng về những điều tự nhiên, “vô vi”, không màng danh lợi…

Quan niệm “tinh – khí – thần” của Đạo gia cũng là nền tảng của phương pháp dưỡng sinh của Trung Y.

Dựa vào thể chất, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày, Đạo gia đã đặt ra 10 nguyên tắc “không nên làm quá” để dưỡng sinh – dưỡng thần hiệu quả.

Mặc không cần quá ấm

Đạo gia chủ trương ăn vận đơn giản, thoải mái. Trang phục tùy vào thời gian, thời tiết và địa điểm, công việc mà thay đổi sao cho phù hợp.

Vào những ngày đông, nếu mặc trang phục vừa đủ, thoải mái, khí huyết trong kinh mạch của cơ thể sẽ được thông suốt, ắt không sinh ra cảm giác lạnh.

Ngược lại, khi “mặc quá ấm”, khả năng giữ ấm trở nên ỷ lại vào trang phục, khiến cho sức chịu lạnh của cơ thể cũng theo đó mà bị suy giảm.

Vì thế, Đạo gia khuyên chúng ta “mặc không cần quá ấm” để đề cao sức sống và cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Đạo lý “mặc ấm bảy phần, tinh thần minh mẫn, tâm cũng thấy an” là từ đó mà ra.

Ăn không nên quá no

Người tu hành theo môn phái Đạo gia không bao giờ “ăn chán chê” hay “ăn không ngồi rồi". “Ăn không nên quá no” khuyên chúng ta ăn uống một cách điều độ, có chừng mực.

Ăn quá no sẽ gây ra bất lợi đối với sức khỏe và quá trình dưỡng sinh. Bởi vậy, Trung Y mới có quan niệm: “thường ngày đói ba phần, bách bệnh không tìm đến.”

Ở không cần quá xa hoa

Trong quá trình dưỡng sinh, Đạo gia từng đưa ra quan niệm “cửu thủ”. Trong “Cửu thủ” có “thủ giản” – cần kiệm, không tham lam; “thủ dịch” – không cần quá coi trọng ngoại cảnh; “thủ thanh” – thuận theo tự nhiên.

Ba yếu tố này đề xuất cách sống giản dị, thanh liêm, khuyến khích con người ta sống hòa thuận với thiên nhiên, sống đúng với bản thân, tránh việc xa hoa, lãng phí.

Sống trong môi trường giản đơn sẽ khiến tinh thần được thư giãn, cơ thể thoải mái, sức khỏe cũng nhờ vậy mà tốt lên đáng kể.

Tiền không cần quá nhiều

Quan điểm này của Đạo gia không mang ý nghĩa bài xích tiền bạc hay những người giàu có. “Tiền không cần quá nhiều” khuyên chúng ta không nên truy đuổi theo tiền tài, danh vọng, cũng không vì tiền bạc mà u sầu.

Theo phiên âm Hán Việt, “tiền không quá nhiều” là “hành bất quá phú”. Chữ “hành” có nghĩa là đi, bên cạnh đó còn chỉ hành vi, hành sự.

Quan niệm trên của Đạo gia đề cập đến tiền bạc trong hành vi và cách hành sự của con người. Cụ thể là không nên có hành vi vung tiền như rác, trong lúc hành sự không vì coi trọng tiền bạc mà xem nhẹ đạo đức.

Chưa dừng lại ở đó, Đạo gia còn chỉ ra rằng “tài có thể phá khí". Theo đó, truy đuổi danh lợi, phú quý một cách thái quá sẽ ảnh hưởng đến việc dưỡng sinh, thậm chí khiến cho “tinh khí phân tán”.

Làm việc không nên quá lao lực

Trong quá trình dưỡng sinh, Đạo gia chủ trương “làm việc có độ, không để thương thần”. Việc tổn thương do lao lực quá độ là điều tối kỵ đối với việc tu hành của môn phái này.

Làm việc quá cật lực sẽ gây ra “ngũ lao, thất thương”. Trong đó, "ngũ lao" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng gồm tim, gan, tì, phổi, thận.

"Thất thương" chỉ sự thương tổn của ngũ tạng nói trên về hình (thân thể) và chí (ý chí).

Đó là quá no thương tì, giận dữ thương can, vác nặng ngồi lâu thương thận, mình rét uống lạnh thương phế, lo buồn suy nghĩ thương tâm, mưa gió nóng rét thương hình, lo sợ không điều độ thương chí.

Bởi vậy, để tránh cho khí huyết, ngũ tạng, kinh mạch và gân cốt bị tổn thương, ta cần làm việc điều độ, tránh lao lực, mệt mỏi.

Không sống quá an nhàn

Tục ngữ Trung Hoa có câu: “Sinh vu ưu hoan, tử vu an nhạc”. Nghĩa là người có thể sinh tồn vì cuộc sống có gian nan, khổ cực; nếu chỉ biết chìm đắm trong yên vui ắt sẽ nhanh chóng suy vong.

Do đó, Đạo gia cho rằng con người sống ở trên đời nếu quá nhàn hạ, rảnh rỗi ắt nội tâm sẽ trống rỗng.

Ngược lại, nếu ta có ta có thể vượt qua hiện thực, chiến thắng bản thân, thể chất và tinh thần sẽ như được thanh lọc, khiến cho trí tuệ và sức khỏe càng thêm vượt bậc.

Không nên vui quá đà

“Vui” là một trạng thái cảm xúc thuộc về “thất tình” của con người. “Thất tình” gồm mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ và ham muốn.

Thành ngữ Trung Hoa lại có câu “vật cực tất phản” (cái gì quá cũng không tốt). Bởi vậy, vui quá có thể hóa thành buồn. Do đó mới có trạng thái “mừng chảy nước mắt”.

“Không nên vui quá đà” nhắc nhở chúng ta cần kiềm chế cảm xúc ở mức độ vừa phải, ngay cả khi đó là cảm xúc tích cực. Việc cảm xúc vượt quá giới hạn của tâm lý và tinh thần sẽ gây nên một phản ứng tiêu cực đối với sức khỏe con người.

Không cần giận dữ quá độ

Lịch sử Trung Hoa từng ghi nhận không ít bi kịch của cá nhân, quốc gia bắt nguồn từ những cơn giận không đáng có. Tức giận nếu ở mức nhẹ sẽ hại mình, hại người, nặng thì hại dân, hại nước. Đây là trạng thái cảm xúc “lợi bất cập hại” đối với cơ thể.

Lão Tử có câu: “Dĩ kì bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh", nghĩa là: Bản thân không tranh với ai, nên chẳng ai có thể tranh giành với mình được.

Theo đó, sống trong xã hội giữ người với người, ta phải biết phân biệt thị phi, đúng sai, biết kiềm chế cảm xúc. Chỉ một việc nhẹ cũng nổi giận, lại không biết kìm chế cơn giận của mình là điều tối kỵ trong nguyên tắc dưỡng sinh của Đạo gia.

Nếu biết chuyển đổi cơn giận thành sự cảm thông, nỗi lòng bức bối không những được giải tỏa, mà tinh thần cũng trở nên thanh thản, tránh được nhiều thương tổn không đáng có đối với sức khỏe.

Không cần mưu cầu danh lợi thái quá

Đạo gia cho rằng: Công danh ở đời vốn chỉ là thứ nhất thời. Có người ngày hôm nay thăng quan tiến chức, ngày hôm sau lại bị trắng tay, thậm chí gặp vận hạn, phải vào tù ra tội. Do đó, không nên quá mưu cầu danh lợi.

Từ quan niệm này, Đạo gia đề xướng cách sống “đạm nhiên” (thản nhiên, lãnh đạm).

Nếu con người thực sự rèn luyện được bản lĩnh “không quan tâm đến việc hơn thua ở đời”, ắt sẽ có được cái tâm khoan dung, tấm lòng độ lượng. Cuộc sống cũng nhờ vậy mà vô tư, ít sầu lo hơn rất nhiều.

Lợi không nên quá tham

Đạo gia khẳng định: Người có lòng tham vô đáy ắt không bao giờ thấm được lợi ích của việc dưỡng sinh.

Truy cầu vật chất quá mức sẽ kéo theo vô số hệ lụy đáng sợ về sức khỏe, tinh thần, đạo đức, nhân cách…Nếu không thể khống chế được dục vọng này, con người ắt rơi vào trạng thái đau khổ không thể thoát ra được.

Theo Sina Health

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thói quen nguy hiểm ‘chết người’ khi uống nước

Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng, vô phạt” dưới đây lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn ngày càng "xuống cấp". Uống nước đun đi đun lại nhiều lần Việc đun sôi nước thường xuyên không làm phá hủy các chất độc hại mà làm tăng nồng độ và những thay đổi hoá học không tốt cho sức khoẻ sẽ xảy ra. Trong nước thông thường có chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần là một trong những thói quen cần loại bỏ Chẳng hạn như canxi, gây ra sự hình thành của sỏi trong cơ thể, trở thành có hại, nếu nước đó được tiêu thụ thường xuyên. Ngoài ra việc đun lại nước thường xuyên còn làm tăng một số chất độc hại như: Thạch tín, Nitrat, Flo. Như vậy, chúng ta không nên uống nước đun lại nhiều lần. Điều này là không tốt cho sức khỏe.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG SINH

Từ kháng sinh trong chuyên luận này được dùng để chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn (Antibacterial drugs). Về nguồn gốc, nhóm này bao gồm không chỉ những chất có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn (ví dụ: các penicilin, các cephalosporin, các aminoglycosid...) như định nghĩa trước kia mà cả những chất có nguồn gốc hoàn toàn do tổng hợp hóa dược (cotrimoxazol, fluoroquinolon...). Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là một nhóm thuốc bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và mất đi những thuốc có chỉ số Hiệu quả/An toàn cao trong điều trị nhiễm khuẩn trong khi số kháng sinh mới được đưa thêm vào thị trường rất ít. Cách tốt nhất để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh là tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý.

SỬ DỤNG HỢP LÝ THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH

Đại cương Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não gây hoạt động phóng lực kịch phát được thể hiện trên lâm sàng và qua một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu. Khoảng 1% dân số thế giới mắc động kinh. Hàng năm ước có 20 - 25 trường hợp mới phát hiện trên 100 000 người và số người bệnh có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5%. Tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hội quốc tế chống động kinh (ILAE) cho biết hiện ước tính có 50 triệu người bệnh động kinh trên thế giới trong đó 80% thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện hàng năm là 24 - 53 đối với 100 000 người, còn ở các nước đang phát triển là 49,3 - 190 đối với 100 000 người.

Những vị trí kiêng kị động thổ năm 2016

Động thổ xây nhà là một việc làm cực kì quan trọng có ảnh hưởng to lớn tới tiền tài, vận mệnh cũng như cuộc sống của bạn sau này. Chỉ cần chọn sai ngày, sai hướng rất dễ dàng mang họa vào thân. Trong năm 2016,nếu ai có ý định xây nhà thì tuyệt đối không được động thổ vào những vị trí sau: Tam sát, Thái tuế, Hắc vị, Hoàng vị.

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC GIẢM ĐAU

Đại cương Đau là cảm nhận của một cá thể khi bản thân cơ thể bị va chạm với một tác nhân gây đau; tác nhân đó có thể là một yếu tố kích thích gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, trong thời gian ngắn hoặc dài. Ở con người, đau là triệu chứng sớm nhất báo hiệu bệnh tật nhưng cũng còn là triệu chứng tồn lưu trong và sau quá trình bệnh tật. Triệu chứng đau gồm hai yếu tố cấu thành chủ yếu là cơ thể (thần kinh) và tâm lý (cảm xúc). Hiệp hội quốc tế nghiên cứu đau (ISAP, 1979) đã định nghĩa: “đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với một tổn thương của mô hiện tại hoặc sẽ xảy ra, hoặc được mô tả bằng các ngôn từ về tổn thương đó”.

Thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa

Đây là những thực phẩm ăn vào tóc sẽ không rụng nữa và sẽ mọc như nấm sau mưa.

SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN PHẾ QUẢN

Đặc điểm cơ bản của bệnh hen phế quản Hen phế quản (HPQ) là hội chứng viêm mạn tính đường hô hấp, có sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phế quản, làm tắc nghẽn phế quản. Biểu hiện lâm sàng của HPQ là cơn khó thở khò khè, chủ yếu là khó thở ra; những biểu hiện này có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

9 loại thực phẩm dễ tìm giúp cho thận khỏe

Chế độ ăn uống đóng vai trò lớn ở chức năng thận mà hầu hết mọi người không thể nhận ra. Cải thiện chức năng thận sẽ giúp cân bằng huyết áp, điều tiết axit trong cơ thể, làm giảm khả năng giữ nước, cải thiện sự bài tiết các chất thải, ngăn ngừa sỏi thận, chống nhiễm trùng...  Dưới đây là 9 loại thực phẩm sẽ giúp cho thận khỏe: 

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ

Thời kỳ mang thai Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa thời kỳ mang thai bình thường là thời gian trong khoảng 38 tới 42 tuần kể từ khi trứng được thụ tinh. Thai kỳ thường được chia làm ba giai đoạn theo mỗi 3 tháng và ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi khác nhau ở mỗi giai đoạn.